Lương Tài về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN về kinh tế cấp xã
Từ thực tế quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã của các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho
công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài:
Một là, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật, các chỉ
thị, nghị quyết, chương trình, đề án của trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác cán bộ nói chung và quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã nói riêng.
Hai là, thực hiện tốt các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã, trong đó chú trọng làm tốt một số nội dung như: Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt các khâu quy hoạch, tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động… Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải lấy tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và kết quả quy hoạch làm căn cứ. Chú trọng luân chuyển cán bộ từ cấp huyện về cơ sở và ngược lại.
Ba là, cấp uỷ Đảng, Chính quyền phải đặc biệt quan tâm tới công tác
quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã. Coi trọng công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chú trọng tạo điều kiện phát triển đội ngũ cán bộ, công chức kế cận, trong đó đặc biệt chú ý tới cán bộ công chức nữ, cán bộ, công chức trẻ.
Bốn là, luôn quan tâm, giải quyết tốt các chế độ, chính sách đối với
độ ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã.
Năm là, phải chính sách thu hút nhân tài, thu hút sinh viên tốt nghiệp
đại học về làm việc tại các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Điều này tạo cơ hội nâng cao chất lượng CBCC về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; Thu hút những người có đức, có tài, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành về làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã góp phần từng bước xây dựng đội ngũ CBCC ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC