Nhóm giải pháp thu hút người có năng lực về quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 89 - 91)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.3. Nhóm giải pháp thu hút người có năng lực về quản lý kinh tế

Để công tác tuyển dụng mang tính “động” và “mở” đòi hỏi công tác quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải dựa trên cơ sở các hoạt động phân tích, đánh giá về số lượng, chất lượng hiện tại của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để dự báo về yêu cầu đối trong tương lai, các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến nền công vụ. Ngoài ra, việc tuyển dụng mới công chức cần gắn với việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế công chức theo mục tiêu đổi mới về chất, thay thế mạnh những người không đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ. Có như vậy mới xây dựng được nền công vụ “mở”, nghĩa là có tuyển dụng vào nếu đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm và vị trí việc làm còn trống, có cơ chế chuyển ra (cho thôi việc, chuyển vị trí công tác khác…) nếu không còn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Đồng hành cùng việc đổi mới tuyển dụng công chức, phải tập trung thực hiện chính sách nhân tài, có chế độ, cơ chế chính sách góp phần phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ. Nghiên cứu xây dựng và xác định đúng nội hàm của khái niệm nhân tài, tránh hình thức, đánh đồng nhân tài với người có bằng cấp cao nhưng thiếu kỹ năng nghề nghiệp cần thiết của nền công vụ. Phải xác định nhân tài bao gồm cả những công chức đang hoạt động trong nền công vụ chứ không phải chỉ thu hút từ bên ngoài vào nền công vụ

để có chế độ đãi ngộ tương xứng.

Xác định nguồn và tạo nguồn để quy hoạch quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Quy hoạch nguồn công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã phải có nguồn cán bộ công chức. Nếu không có nguồn, công tác quy hoạch cán bộ vẫn chỉ là chắp vá, thụ động. Cần nhận thức công tác quy hoạch không thể làm như trước, chỉ có việc lựa chọn quy hoạch một số công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã dự bị để bổ sung, thay thế, mà quan trọng hơn là chuẩn bị đội ngũ đồng bộ, đông đảo, nhiều triển vọng cho những yêu cầu khác nhau, làm tiền đề để xây dựng, lựa chọn quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giỏi.

Nguồn quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã lâu dài trên địa bàn huyện Lương Tài là những con em trong vùng đang học ở các trường phổ thông và các trường đại học, cao đẳng khác... Đây là nguồn đông đảo và cơ bản, họ là những người trẻ, có học vấn cơ bản, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương. Trong lớp trẻ này, chú ý con em các gia đình cách mạng, những người có công với nước, những gia đình tiêu biểu, nêu gương tốt, trong số đó chọn những em có năng khiếu chính trị, lãnh đạo, tổ chức, quản lý và hoạt động xã hội như tham gia ban cán sự lớp... Hàng năm mỗi xã chọn 3-5 người đưa học lớp "tạo nguồn" tại Trường Chính trị tỉnh hoặc tạo điều kiện giúp đỡ để các học viên học tập có hệ thống ở các trường trên cơ sở các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở tỉnh, huyện và cơ sở phải nắm chắc đối tượng, quan tâm đến công tác hướng nghiệp, từ đó địa phương có chính sách đào tạo phù hợp, dần hình thành nguồn quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã trong tương lai.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 89 - 91)