Nhóm giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công chức quản lý kinh tế cấp xã

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 85 - 89)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công chức quản lý kinh tế cấp xã

năng lực làm việc của cán bộ công chức quản lý kinh tế cấp xã

Để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài cần cần tập trung vào một số việc sau:

Quy hoạch cán bộ căn cứ vào thực trạng của đội ngũ quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã, mục tiêu, tiêu chuẩn, cơ cấu của đội ngũ quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã trong thời kỳ mới.

- Đổi mới tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về đào tạo, bồi dưỡng, chủ động học tập, bồi dưỡng vì mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc cho chính bản thân. Tránh xem công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng bị động; phải thực hiện học và bồi dưỡng theo nhiệm vụ. Đặc biệt, cần loại bỏ những trường hợp đi học hình thức, chỉ vì cần bằng cấp để hợp thức hóa tiêu chuẩn.

Phải xác định mục đích của đào tạo, bồi dưỡng là làm cho cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện hơn về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của công việc được giao. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mà cán bộ, công chức phải đảm nhiệm, gắn liền với đòi hỏi về mức độ hoàn thiện và sự gia tăng hiệu quả công việc của cán bộ, công chức so với trước khi được đào tạo.

Nâng cao ý thức tự giác học tập nâng cao trình độ của chính bản thân cán bộ, công chức. Khuyến khích họ đề nghị những mong muốn cần được đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân và những kỹ năng, kiến thức cần được đào tạo, bồi dưỡng để có thể nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhận thức đúng đắn và có động lực từ bên trong bản thân cán bộ, công chức sẽ thúc đẩy cán bộ, công chức nỗ lực học tập, phấn đấu trước hết vì bản thân mình, từ đó góp phần vào việc thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao.

Thường xuyên kiểm tra, tổng kết nâng cao chất lượng công tác quy hoạch quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Quy hoạch cán bộ không chỉ tiến hành một lần, tình hình công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã lại luôn có biến động; Công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã cũng còn một số mặt hạn chế, có khoảng cách với yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng chức danh sẽ đảm nhiệm. Vì những lẽ đó, công tác quy hoạch cán bộ phải được cấp ủy và chính quyền thường xuyên kiểm tra, rà soát, theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh kịp thời. Phải khắc phục sự chủ quan, thỏa mãn, những biểu hiện không đúng đắn và quan niệm coi sự quy hoạch quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã là đã được bố trí rồi, không cần bổ sung thêm.

Nhân tố quyết định đến năng lực điều hành của bộ máy chính quyền chính là đội ngũ công chức. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng phải tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tình độ, năng lực cán bộ.

- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn

Đào tạo, bồi dưỡng tập trung, bán tập trung, tại chức và hình thức khác phù hợp đảm bảo số lượng, thực hiện đúng tiêu chuẩn hóa công chức quản lý

Nhà nước về kinh tế cấp xã làm căn cứ để đào tạo bồi dưỡng sát với thực tế. Đồng thời triển khai đa dạng hóa hình thức đao tạo bồi dưỡng để thu hút người học như tổ chức đi tham quan học tập ở các địa phương khác, các mô hình tiên tiến trong thành phố hoặc các tỉnh khác.

Căn cứ vào vị trí việc làm, chức vụ quản lý lãnh đạo và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực hành chính nhà nước của các xã, phường, thị trấn để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh của cán bộ, công chức đã được quy định; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho cán bộ, công chức và UBND các xã, thị trấn thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả hơn; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng, về thực tiễn, tin học,...

Đây là một trong những nội dung quan trọng để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiệu quả theo nhu cầu thực tế. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở triển khai thực hiện việc lập kế hoạch, quy hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhờ đó công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ mang tính chủ động, sáng tạo hơn, giảm bớt tính thụ động.

Điều đó thể hiện ở việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cán bộ, công chức cần, không đào tạo, bồi dưỡng theo những kiến thức mà cơ sở đào tạo có. Nghĩa là, phải căn cứ vào thực tế đặt ra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cái gì, không áp đặt từ trên xuống để giao cho công chức phải học cái gì. Thực hiện được như vậy công chức mới có thể bổ sung kiến thức, hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Ngoài đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, còn cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao ý thức trách nhiệm, đào tạo các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, qua đó góp phần khắc phục tình

trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, cục bộ, lãng phí của một số cán bộ, công chức cấp xã. Cùng với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trường lớp, cần mở rộng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ chính thực tiễn công việc của cơ quan, đơn vị. Qua thực tế cho thấy, đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng chưa phổ biến nhưng đem lại kết quả thiết thực cho mỗi cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Đó là quá trình nỗ lực làm việc, giải quyết tình huống trong thực tế công việc hàng ngày và tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ. Ngoài ra, còn học hỏi từ những chuyến đi thực tế, từ kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương về các lĩnh vực.

Trong các khóa đào tạo dành cho công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã, cần tập trung vào các nội dung về kỹ năng quản lý, nên giảm nội dung lý luận, tăng các nội dung mang tính thực tiễn, cập nhất kịp thời đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến hoạt động ở xã. Cần xây dựng một chương trình khung thiết thực và hiệu quả, dành riêng cho việc đào tạo công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã, trong đó đặc biệt chú trọng đến các nội dung về cung cấp những kỹ năng quản lý hữu hiệu nhất, thiết thực nhất để họ có thể vận dụng thường xuyên, đắc lực cho công việc hàng ngày. Bên cạnh đó những nội dung về các kỹ năng như giao tiếp, thuyết phục - vận động, thu thập thông tin, xử lý tình huống cũng rất cần được đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Để đáp ứng với sự phát triển rất nhanh của khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, các kiến thức, kỹ năng làm việc cũng cần phải được nâng lên tương ứng. Lương Tài cần quan tâm và kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại công chức để kịp thời bổ sung những tri thức, kỹ năng mới và cần thiết để có đủ khả năng làm việc tốt.

Đồng thời kết hợp chặt chẽ các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó đặc biệt chú ý việc tự học tập của cán bộ. Lương Tài cần kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hóa công chức, nhất là về tin học, ngoại ngữ để mỗi công chức có đủ năng lực tự học tập bằng những cách thức học tập mới, có hiệu quả như: tự học qua phần mềm tin học, trực tiếp học tập, nghiên cứu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng với đồng nghiệp và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài thông qua internet…

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 85 - 89)