Giới thiệu về cơ sở đào tạo thực hành nghề của khoa Cơ khí & Động lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 40 - 46)

L ỜI CAM ĐOAN

2.1.2. Giới thiệu về cơ sở đào tạo thực hành nghề của khoa Cơ khí & Động lực

2.1.2.1. Khái quát về khoa Cơ khí & Động lực.

Cùng với sự phát triển đi lên của trường, khoa Cơ khí & Động lực có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần đáng kể vào sự lớn mạnh của nhà trường về mọi mặt. Nhìn lại chặng đường 57 năm đã qua khó mà thống kê hết được những đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên, học sinh của khoa cho sự phát triển và lớn mạnh của trường.

* Vềlĩnh vực đào tạo

Những ngày đầu thành lập, trường mang tên “Trường kỹ thuật II” với nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành Công nghiệp nhẹở các chuyên ngành kỹ thuật dệt sợi, kỹ thuật hóa nhuộm, riêng ngành cơ khí tuy đã được thành lập nhưng quy mô nhỏ, số lượng giáo viên, thiết bị không nhiều, chủ yếu đào tạo đội ngũ công nhân cơ khí sửa chữa và chế tạo để tham gia vào việc sửa chữa các thiết bị dệt, sợi… phục vụ cho hoạt động của các nhà máy dệt, sợi của ngành.

Do sự phát triển sản xuất của các xí nghiệp trong ngành công nghiệp nhẹ, nhu cầu sử dụng công nhân cơ khí ngày càng nhiều đòi hỏi công tác đào tạo cơ khí ngày càng mở rộng, do đó công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí ngày càng phát triển. Từ những bộ phận cơ khí nhỏ đã hình thành xưởng cơ khí tương đối khang trang. Đến những năm 67- 69 trường đóng trên cơ sở sơ tán tại huyện Yên Dũng tỉnh Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) xưởng cơ khí đã được hình thành với nhiều nghề đào tạo như nguội chế tạo, nguội sửa chữa, tiện, phay, bào và đúc, nhiệm vụ đào tạo trong giai đoạn này là đào tạo CNKT cơ khí các nghề trên với trình độ bậc 3/7 và đào tạo tay nghề liên quan cho học sinh trung học chuyên nghiệp để giúp cho các cán bộ kỹ thuật có được những kỹnăng nghềcơ bản của ngành cơ khí để thực hiện nhiệm vụ sau này. Trong giai đọan này mỗi nghề chỉ gồm một lớp, khoảng 30 - 35 học sinh, riêng nghề nguội số lớp đông hơn, có khóa học có đến 5 - 6 lớp nguội.

Luận văn Thạc

Để tạo điều kiện cho sự phát triển của trường, phù hợp với giai đoạn mới trường được Bộ Công nghiệp nhẹ cho phép di chuyển về địa điểm mới tại Nam Định, một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng Bắc bộ với nhiều cơ sở sản suất công nghiệp của ngành công nghiệp nhẹ và các ngành khác, một địa điểm thuận lợi cho công tác tuyển sinh và đào tạo của nhà trường. Đến cơ sở mới trường đã nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và ổn định quá trình đào tạo. Cùng với các ngành khác, ngành cơ khí tiếp tục ổn định và phát triển, số lượng học sinh vào học các nghề cơ khí ngày càng tăng, nếu trước kia mỗi nghề thường chỉ có 1 lớp, nay ở tất cả các nghề số lớp tăng lên từ2 đến 8 lớp, mỗi lớp có khoảng 30 học sinh.

Đến nay sau gần 57 năm phát triển, khoa đã đào tạo được hàng vạn cử nhân, kỹ thuật viên trung học, CNKT lành nghề bậc 3/7, ở các nghề cơ khí phục cho các nhà máy của ngành công nghiệp khắp cảnước, bồi dưỡng và nâng bậc thợ cho hàng nghìn CNKT của các doanh nghiệp.

* Về mở rộng ngành nghềvà phương thức đào tạo

Những năm đầu thành lập quy mô ngành nghề đào tạo của khoa Cơ khí còn nhỏ, chủ yếu ở một số ngành truyền thống như nguội chế tạo, nguội sửa chữa máy công cụ, tiện, phay, bào, rèn đúc. Để đáp ứng cho yêu cầu của các xí nghiệp về lao động kỹ thuật ở các nghề khác được sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, trong những năm 77 - 78 khoa đã tập trung xây dựng và mở nghề đào tạo hàn điện, hàn khí và gò, hàng năm đào tạo từ6 đến 8 lớp với sốlượng hơn 200 học sinh.

Đầu những năm 90 do yêu cầu về thợ sữa chữa của ngành da giầy và ngành may, trường đã mở thêm nghề sửa chữa thiết bị da giầy và thiết bị may. Đến nay học sinh tốt nghiệp nghề nguội Sửa chữa thiết bị may và da giầy đang được các xí nghiệp may và da giầy của các khu công nghiệp tuyển dụng đạt hiệu quả nghề nghiệp cao.

Đến năm 2000 được sựđồng ý của trường, khoa lại được mở thêm nghềđào tạo nghề Sửa chữa ôtô, máy nổ.

Cùng với đào tạo CNKT được sự đồng ý của trường, khoa còn liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Nam Định tổ chức các lớp học ngắn hạn, bồi

Luận văn Thạc

dưỡng nâng bậc thợ các nghề cho CNKT của các doanh nghiệp. Đến nay số học sinh vào học ngắn hạn các nghề trong khoa ngày càng tăng, hàng năm khoa tiếp nhận hàng trăm học sinh vào học ngắn hạn các nghề, số học sinh này đã phát huy khá tốt khi ra làm việc tại các doanh nghiệp. Điều này khẳng định, không chỉ đào tạo chính quy tốt mà đào tạo ngắn hạn cũng được chú trọng và đảm bảo đúng yêu cầu vì vậy ngày càng được tín nhiệm của xã hội.

* Về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên

Những năm đầu thành lập trường, giáo viên các khoa chủ yếu là thợ bậc cao tại các nhà máy chuyển vềđể dạy thực hành nghề. Đây là đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm thực tế sản xuất, trình độ tay nghềcao, tuy nhiên cũng còn hạn chế về nghiệp vụsư phạm.

Những năm 70 - 80 do nhu cầu đào tạo tăng, quy mô đào tạo mở rộng do đó nhu cầu về giáo viên ngày càng nhiều. Để đáp ứng cho nhu cầu đó nhà trường đã giữ lại những học sinh khá giỏi của các nghề bồi dưỡng thêm kiến thức về nghiệp vụsư phạm để bố trí vào giảng dạy thực hành nghề. Đội ngũ này cũng có ưu điểm về kỹ năng nghề song cũng còn hạn chế về kiến thức lý thuyết do đó cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Để khắc phục những bất cập trên trường đã có kế hoạch và tổ chức cho giáo viên trong khoa học tập để nâng cao trình độ. Được nhà trường tạo điều kiện giáo viên trong khoa đã hăng hái học tập, đến nay 35% giáo viên của khoa đã có trình độ thạc sỹ, 100% giáo viên có trình độđại học, nhiều giáo viên đã có hai bằng đại học với chuyên ngành cần cho công tác giảng dạy. Nhiều giảng viên đã phấn đấu cao để học tập nâng cao trình độ.

Cùng với việc đểnâng cao trình độ chuyên môn, tập thể giáo viên của khoa đã nỗ lực học tập để năng cao trình độ sư phạm. Đến nay 100% giáo viên trong khoa đạt trình độ nghiệp vụ sư phạm cấp 2, đảm bảo đúng yêu cầu về nghiệp vụsư phạm đối với giáo viên.

Với đội ngũ giáo viên như trên hiện nay khoa đã cơ bản đủgiáo viên đểđào tạo ở các cấp Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề đảm bảo được mục tiêu đào tạo.

Luận văn Thạc

* Về công tác xây dựng trường

Phải khẳng định rằng cán bộ giáo viên và sinh viên, học sinh trong khoa đã có những đóng góp rất to lớn vào công tác xây dựng cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm của trường, từ việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt các trang thiết bị, xây dựng các công trình phục vụ cho sinh hoạt và học tập của trường đều có bàn tay đóng góp của cán bộ giáo viên và sinh viên, học sinh khoa Cơ khí & Động lực.

* Về công tác biên soạn chương trình và giáo trình môn học.

Đây là nhiệm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đến nay giáo viên của khoa đã tham gia biên soạn chỉnh lý chương trình môn học giảng dạy cho hệ cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghềđảm bảo đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với sự phát triển khoa học công nghệtrong giai đoạn mới.

Giáo viên của khoa đã biên soạn giáo trình môn học, đảm bảo đủ giáo trình để giảng dạy cho các lớp và các ngành nghề đào tạo. Các giáo trình đó đã được chỉnh lý kỹ càng, cập nhật tiến bộ của khoa học công nghệ mới, đảm bảo các bài giảng luôn mang được những kiến thức mới đến cho học sinh, giúp các em tiếp cận được với công nghệ hiện đại.

Nhìn lại 57 năm phát triển và trưởng thành của nhà trường, tự hào với sự vươn lên và lớn mạnh không ngừng của trường, cùng với sựđóng góp của các khoa khác trong trường, khoa Cơ khí & Động lực đã có nhiều đóng góp cho trường và không ngừng lớn mạnh qua từng năm học.

- Các chuyên ngành đào tạo:

Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực cơ khí, khoa Cơ khí & Động lực đã xây dựng chương trình gồm các môn cơ sở kỹ thuật chung cho toàn khoa, có chú ý đến trọng số của mỗi chuyên ngành.

Hiện nay, các chuyên ngành đào tạo hệ chính quy của khoa Cơ khí & Động lực gồm:

Luận văn Thạc

Hệ cao đẳng chuyên nghiệp:

- Công nghệ kỹ thuật Cơ khí - Công nghệ kỹ thuật Hàn

- Công nghệ kỹ thuật Cơ - Điện tử

Hệ cao đẳng nghề:

- Công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ - Nguội sửa chữa máy công cụ - Lắp đặt thiết bị cơ khí

- Công nghệ ô tô - Cắt gọt kim loại - Hàn

Hệ trung cấp chuyên nghiệp:

- Cắt gọt kim loại - Công nghệ đóng tàu vỏ thép Hệ trung cấp nghề: - Tiện - Gò - Hàn - Hàn chịu áp lực - Hàn vỏ tàu thuỷ

- Nguội sửa chữa và lắp ráp - Sửa chữa thiết bị may - Sửa chữa ô tô máy nổ

- Ngoài các hệ đào tạo trên còn có các hệ đào tạo liên thông từ TCCN lên cao đẳng, đào tạo từ cao đẳng lên đại học (liên kết đào tạo), đào tạo sơ cấp nghề, nâng bậc cho các nghề đào tạo trong trường.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Cơ khí & Động lực.

* Chức năng

Luận văn Thạc

* Nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

- Triển khai các đề tài khoa học, chuyển giao công nghệ, kết hợp với nghiên cứu sản xuất, chế tạo thuộc lĩnh vực cơ khí.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của khoa cơ khí

a) Tổ chức bộ máy của khoa cơ khí và động lực hoạt động dưới sự quản lý của Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định và hoạt động dựa trên cơ sở điều lệ trường Cao đẳng do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành gồm:

- Ban quản lý khoa:

+ Trưởng khoa điều hành chung, chịu trách nhiệm chính việc điều hành thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên môn theo kế hoạch nhà trường giao .

+ Phó trưởng khoa: Phó trưởng khoa phụ trách công việc do trưởng khoa giao. - Các bộ môn và bộ phận:

+ Bộ phận vật tư: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư theo yêu cầu đề xuất của các tổ bộ môn, kiểm tra, quản lý giám sát thiết bị của khoa.

+ Giáo vụ khoa: Quản lý tổng hợp điểm học tập của học sinh, sinh viên, xây dựng lịch thi, thi lại, học lại của khoa.

Luận văn Thạc

+ Các bộ môn chuyên môn: Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa;

b) Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và tài liệu giảng dạy liên quan đến ngành, chuyên ngành đào tạo được khoa và trường giao;

c) Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trường và của khoa;

d) Cải tiến phương pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

+ Các tổ chức đoàn thể: Chi bộĐảng, Công đoàn, Đoàn thành niên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)