Giải pháp về đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 81 - 85)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.2. Giải pháp về đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy

3.2.2.1. Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp dạy và học tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, theo hướng tiếp cận với trình

độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. * Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp

Căn cứ vào chủtrương quyết định của BộGD&ĐT khuyến khích các trường chuyển sang dạy tín chỉ.

Căn cứ vào yêu cầu của xã hội, sự hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới và nhu cầu của người học. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động.

* Biện pháp thực hiện

Bước 1: Hoàn thiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

- Hoàn thiện chương trình đào tạo các hệ. Để từng bước hội nhập với các trường có danh tiếng trong cả nước và quốc tế, cần thiết phải áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của một sốtrường cao đẳng, đại học (để sinh viên có thể học liên thông). Đi đôi với hiện đại hoá trang thiết bị là chỉnh sửa nội dung, cập nhập kiến thức mới, cần chú ý tính hợp lý, hiệu quảtrong điều kiện cụ thể của nước ta.

- Nâng cao tỷ lệ thực hành cả về khối lượng cũng như chất lượng so với lý thuyết trong chương trình đào tạo. Cần phải cân đối hợp lý giữa thời lượng lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nói chung và từng môn học nói riêng bởi có nhiều thời lượng thực hành học sinh, sinh viên mới có thể dễ dàng trong việc vận dụng kiến thức và kỹnăng đã học vào thực tế, qua đó phát huy tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo. Ngoài ra đối với các môn thực tập hay thực hành ngoài việc yêu cầu học sinh, sinh viên tìm hiểu thực tế cũng cần đòi hỏi học sinh, sinh viên phải tham gia một phần trong công việc nghiên cứu khoa học. Để đạt được điều này, khoa cần phải phát triển nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như kết hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Luận văn Thạc

Tăng cường biên soạn giáo trình, bài giảng, cung cấp tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu, giải quyết để thực hiện thành công chủtrương đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả đào tạo và kịp thời cập nhập thông tin, kiến thức mới hiện đại.

Cần kết hợp chặt chẽ và lâu dài với các doanh nghiệp vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, khoa trong việc tìm hiểu nhu cầu của người sử dụng lao động, thiết kế chương trình học mới thường xuyên được cập nhật và đổi mới phù hợp với nền kinh tế tri thức.

- Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp có nhiều ưu điểm là: người học nghềđược học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các kiến thức và kỹ năng nghề mà người học tiếp thu được đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên các máy móc, thiết bịđang sử dụng tại doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo sau khi dạy xong lý thuyết, gửi học sinh, sinh viên vào các doanh nghiệp để thực tập trên các thiết bị đang sử dụng của doanh nghiệp, làm cho người học có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc liên kết đào tạo này đã làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo không phải tăng đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị dạy thực hành và người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng được những học sinh, sinh viên học nghề để tạo ra những sản phẩm mới học có thể lựa chọn được những người lao động có kỹ thuật giỏi cho mình.

- Trường/ khoa và các doanh nghiệp gắn kết được với nhau trong đào tạo thể hiện trong chương trình, giáo trình giảng dạy của việc dạy thực hành nghề, khắc phục tình trạng: Kiến thức, kỹ năng cần thì các khoa chưa dạy hết, mà lại dạy cái mà thực tếkhi đi làm chưa cần đến. Muốn vậy nhà trường/khoa cần có sự chủđộng và doanh nghiệp cần có sự phối hợp tạo điều kiện.

Luận văn Thạc

Bước 2: Nhà nước ta cần có chính sách quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.

- Hiện nay đào tạo nghềởnước ta phổ biến theo mô hình tam giác:

+ Học sinh - Nhà trường - Doanh nghiệp. Như vậy người học chọn trường rồi mới đi học, đến khi ra trường khó tìm việc làm.

+ Có thể áp dụng mô hình như nhiều nước: Học sinh - Doanh nghiệp - Nhà trường. Người học chọn doanh nghiệp trước, định hướng công việc mình sẽ làm, doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng lao động - Gửi đi đào tạo - Doanh nghiệp chịu chi phí đào tạo (hoặc hỗ trợ). Tuy nhiên áp dụng được trong điều kiện hiện nay cũng không phải là dễ, nhưng nếu làm được thì đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vì người học sẽ chuyên tâm đầu tư cho việc học để hành nghề sau khi ra trường.

- Không nên phân biệt trường trực thuộc Bộhay trường của Doanh nghiệp về áp các chế độ chính sách. Bởi vì các mặt hoạt động đào tạo các trường thuộc doanh nghiệp đều được sự quản lý chỉ đạo của Tổng cục dạy nghề - BộLĐTB&XH. Học sinh các trường đào tạo ra làm việc tại các doanh nghiệp của Tổng công ty và cho cả các doanh nghiệp khác.

Cần bổ sung thêm kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và thay đổi cách đánh giá kết quả học tập hiện nay, vốn chỉ tập trung vào đánh giá kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng. Trong bối cảnh hiện nay, ngoài mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nhà trường cần định hướng đào tạo nguồn lực để đáp ứng thị trường toàn cầu. Trước yêu cầu đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức chuyên môn giỏi chưa đủ mà cần phải trang bị thêm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, tổ chức công việc…

* Hiệu quả của giải pháp

Giúp người học tiếp cận được với nhu cầu của xã hội và đáp ứng được nhu cầu của xã hội tạo được danh tiếng cho trường và nâng cao được vị thế của nhà trường.

Luận văn Thạc

3.2.2.2. Tăng cường nhận thức đổi mới công tác soạn và kiểm tra giáo án của giáo viên

* Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp

Mục tiêu của trường cũng như khoa là nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vậy một trong những yếu tố quan trọng của giáo viên trước khi lên lớp là công tác chuẩn bị cho tiết giảng. Chuẩn bị bài giảng tốt thì tiết giảng mới có hiệu quả.

* Biện pháp thực hiện

Bước 1:Giúp cho giáo viên xác định rõ mục đích của việc soạn giáo án Cần giáo dục cho giáo viên nhận thức sâu sắc rằng khi giáo án chuẩn bị tốt thì tiết giảng mới đạt hiệu quả cao, thì phải thực hiện đúng yêu cầu của từng khâu một cách khoa học, phải nhấn mạnh được trọng tâm của bài giảng.

Bước 2: Giúp cho giáo viên phải chuẩn bịcác điều kiện cần thiết cho tiết giảng Đặc biệt là việc khai thác các mô hình thiết bị học cụ để việc giảng dạy lý thuyết kết dính với thực hành, và là phương tiện để giải quyết các vấn đề trìu tượng mà học sinh, sinh viên khó hiểu. Hơn thế nữa bài giảng có đủ mô hình học cụ sẽ tạo ra tính tích cực của học sinh, sinh viên.

Bước 3:Giúp cho giáo viên khai thác các phương tiện giảng dạy hiện đại Cần phải nhắc nhở kiểm tra thường xuyên để giáo viên khai thác triệt để các thiết bị hiện đại như: Máy chiếu đa năng (projector) mạng (LAN)… nhằm làm tăng khối lượng thông tin của nội dung bài giảng và phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên. Song cũng tránh xu hướng lạm dụng các phương tiện giảng dạy hoặc sử dụng không đúng đối tượng bài giảng.

Bước 4:Nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra giáo án

Đây là việc làm hữu hiệu. Qua tìm hiểu thực tế về chất lượng soạn giáo án của các thầy cô khoa Cơ khí & Động lực còn rất nhiều giáo án có chất lượng ở mức trung bình, đặc biệt là các giáo án của các giáo viên trẻ. Chất lượng của mỗi giáo án đây là những vấn đề cần phải quan tâm đầy đủ, từ việc thông qua tổ bộ môn đến từng nội dung và quá trình thực hiện. Cần tăng cường trách nhiệm ở các tổ bộ môn qua các hoạt động nghiệp vụ, dự giờ có rút kinh nghiệm và bình giảng để giáo viên làm tốt công tác này.

Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)