Phân tích thực trạng quản lý chương trình, mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 68 - 71)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.5. Phân tích thực trạng quản lý chương trình, mục tiêu đào tạo

Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã ban hành "chương trình khung giáo dục Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề” quy định mục tiêu, nội dung kết cấu chương trình đào tạo Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề, Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề. Trên cơ sở đó, khoa đã xây dựng các chương trình cho lĩnh vực chuyên môn của mình theo hướng tinh giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung và thời lượng thực hành kỹ năng, cập nhập tiến bộ KH-CN mới... Các bộ phận cơ sở của khoa đã nghiên cứu, vận dụng và xây dựng tài liệu, giáo trình thích hợp phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Để có được sốlượng chương trình môn học vừa phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, vừa đảm bảo mở rộng kiến thức cho học sinh, sinh viên, khoa đã cử một đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm đi nghiên cứu và học tập ở nhiều trường bạn.

* Đánh giá chương trình đào tạo

Mục tiêu chương trình đào tạo của khoa là giúp cho người học được học để hình thành những kiến thức, kỹ năng và thái độlao động nghề nghiệp cần thiết cho việc thực hiện thành công quá trình lao động thực tế sau khi tốt nghiệp. Đào tạo thực hành gắn liền và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và việc làm. Đào tạo thực hành gắn chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế. Muốn vậy, người học phải được học và tập, được học và hành ngay trong quá trình lao động thực tếđó.

Luận văn Thạc

Do vậy, số lượng và chất lượng chương trình luôn được bổ sung, chuẩn hóa, đảm bảo cập nhập kiến thức mới phù hợp với yêu cầu đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất. Việc sắp xếp trình tự giảng dạy các môn đã đáp ứng tính kế thừa, logic, phân bổ thời gian hợp lý đảm bảo theo đúng chương trình khung mà Bộ đề ra và đáp ứng yêu cầu ngành.

Bảng 2.11. Số giờ học thực hành của các hệ

STT Hệđào tạo Số giờ học thực hành

1 Cao đẳng chuyên nghiệp 811

2 Cao đẳng nghề 1.740

3 Trung cấp chuyên nghiệp 773 4 Trung cấp nghề 1.400

[Nguồn số liệu: Phòng Đào tạo – Trường CĐCNNĐ]Mục 09

Với thời lượng học thực hành trong chương trình học của học sinh, sinh viên để trang bị những kỹ năng, kỹ sảo trong thao tác vận hành máy móc, đồng thời kết hợp khối lượng kiến thức lý thuyết đã được trang bị trên lớp thì học sinh, sinh viên có thể chế tạo làm ra được sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Tháng 3/2012 tác giả khảo sát, lấy ý kiến 48 giảng viên trong khoa về chương trình & quản lý đào tạo của cao đẳng nghề chương trình khung do Bộ lao động thương binh xã hội ban hành theo Quyết định số: 30/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tổng hợp như sau:

Bảng 2.12. Kết quảđánh giá về quản lý chương trình đào tạo

STT Các chỉtiêu đánh giá Điểm TB đánh giá

(điểm cao nhất là 5) 1 Xác định mục tiêu của ngành học 4.5

2

Tuân thủ các quy định về xây dựng chương trình đào tạo (chương trình khung, quy chế...)

Luận văn Thạc

3 Quản lý chặt chẽ thực hiện nghiêm túc các

chương trình đào tạo 4.5

4 Chương trình có đáp ứng được mục tiêu

đào tạo không 3.9

5 Mức độ áp dụng máy móc 3.5 6 Tình hình cấp phát vật tư 3.5 7 Đánh giá về thái độ và trình độ của học

sinh, sinh viên 3.2

[Nguồn số liệu: Kết quả điều tra tại hhoa Cơ khí & Động lực]Mục 08

Qua nghiên cứu thực trạng về quản lý đào tạo của khoa ta thấy: Nhìn chung khoa làm tốt công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo. Từ việc xác định mục tiêu của đào tạo ngành học. Đây là vấn đề quan trọng đối với công tác đào tạo của khoa. Nếu như chúng ta không xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo của ngành học thì chúng ta không thể đi đúng hướng, công tác này được đánh giá cao (có điểm trung bình luôn lớn hơn 4.0 điểm). Nhưng bên cạnh đó công tác quản lý cấp phát vật tư và mức độ đáp ứng máy móc của khoa do cán bộ đánh giá là chưa tốt (thể hiện ở điểm trung bình thấp). Và đặc biệt là thái độ và trình độ của học sinh, sinh viên ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập và giảng dạy. Một điều cần quan tâm nữa là với mục tiêu đào tạo được đánh giá ở mức cao nhưng tại mục (Chương trình có đáp ứng được mục tiêu đào tạo không) mang tính chất quyết định thì các giáo viên giảng dạy chuyên môn cho điểm chỉđạt ở mức độ trung bình khá. Lý giải cho vấn đề này là sự đào tạo mang tính chất dàn trải với nội dung bao hàm khối lượng kiến thức lớn, chưa thể hiện được sự chuyên sâu, tạo mũi nhọn cho từng chuyên môn, ngành nghề đối với nhu cầu phát triển thực tế. Còn việc cấp phát vật tư thực hành được đánh giá thấp một phần do quy trình cấp phát nhưng điểm cốt lõi nằm ở vấn đềđối với những ngành có tính chất thực hành liên quan đến chi phí đào tạo đặc biệt như ngành cơ khí. Với nguồn kinh phí dựa trên lượng học phí thì rất khó đảm bảo kịp và quan trọng là đủ và chất lượng cho suốt quá trình thực tập của học sinh, sinh viên.

Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)