Giải pháp về xây dựng lực lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 75 - 81)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.1.Giải pháp về xây dựng lực lượng

3.2.1.1. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành

* Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp

- Căn cứ quyết định số 09/2005/QĐ-TTG ngày 11/01/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc duyệt đề án: "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010" quy định: Tỷ lệ bình quân giữa số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên đại học, cao đẳng là 20 sinh viên/1 giáo viên. Tỷ lệ chuẩn 15 sinh viên/1 giáo viên hướng dẫn thực hành.

- Căn cứ vào quyết định số 14/NQ-CP ngày 02/1102005 của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác

Luận văn Thạc

định các mục tiêu cụ thể: "Tỷ lệ bình quân giữa số lượng học sinh, sinh viên và giảng viên đại học, cao đẳng là 20 sinh viên/1 giáo viên. Đến năm 2015 có ít nhất 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹvà 15% có trình độ tiến sỹ. Đến năm 2020 có ít nhất 65% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹvà 25% có trình độ tiến sỹ"

- Căn cứ vào số lượng tuyển sinh hàng năm của Trường Cao đẳng Công Nghiệp Nam Định và số lượng học sinh, sinh viên theo học ngành học của trường. Chính vì vậy, khoa phải có kế hoạch cho đội ngũ giáo viên hướng dẫn đểđảm bảo cả về sốlượng và chất lượng.

* Biện pháp thực hiện

a, Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Việc phát triển đội ngũ giáo viên được khoa xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc làm tiền đềcho trường tuyển dụng cán bộđối với khoa.

- Nguyên tắc về sốlượng:

+ Khắc phục tình trạng mất cân đối quy mô đào tạo giữa học sinh, sinh viên và số lượng giáo viên hướng dẫn. Cần giảm tỷ lệ 25 sinh viên/1 giáo viên xuống mức chuẩn là 15 sinh viên/giáo viên.

+ Quy mô đào tạo của trường có chiều hướng ngày càng tăng về số lượng học sinh, sinh viên và các ngành đào tạo được mở rộng theo nhu cầu của thịtrường.

+ Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường hàng năm. Giao chỉ tiêu cụ thểvà định hướng các đề tài xuống các tổchuyên môn, động viên mọi người cùng tham gia.

+ Tăng số giờ đi làm thực tế cơ sở sản xuất cho đội ngũ giáo viên trẻ nhằm tăng kiến thức thực tế, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng nói riêng và chất lượng đào tạo của khoa nói chung.

- Nguyên tắc về chất lượng

Để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ có hiệu quả CNH-HĐH theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII của Đảng. Trường Cao đẳng Công Nghiệp nói chung và khoa Cơ khí & Động lực nói riêng cần phải tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đây là nhiệm vụ trọng tâm vừa mang tính cấp bách,

Luận văn Thạc

vừa mang tính lâu dài của trường. Trong đó việc đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên là một trong những phương pháp hàng đầu bởi vì đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là lực lượng chủ yếu, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường.

Có thể khẳng định rằng chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng kiến thức, kỹnăng, thái độ mà họđược trang bị. Đối với người giáo viên thì tri thức khoa học là công cụ quan trọng bậc nhất để họ hành nghề. Song thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh vì thế mà những gì người giáo viên học được ở trường sẽ nhanh chóng lạc hậu. Do đó vấn đề đặt ra là không thể coi việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên chỉ một lần là xong, là đủ mà trường cần phải thường xuyên giúp học tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp thu kiến thức mới, như thế người giáo viên mới có kiến thức, năng lực, thái độ đảm bảo được vai trò quyết định chất lượng đào tạo.

Trình độ cán bộ của khoa không đồng đều, với đội ngũ cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Một sốgiáo viên lâu năm của khoa kiến thức được trang bị trước thời kỳ đổi mới do đó nhiều nội dung kiến thức bị lạc hậu khá xa so với thực tế. Mặt khác do công nghệ thông tin bùng nổ và phát triển nhanh theo từng ngày, từng tháng nếu đội ngũ giáo viên không đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cũng sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Đồng thời nhu cầu phát triển của khoa đòi hỏi đội ngũ giáo viên không ngừng phải tăng cường về số lượng mà còn phải nhanh chóng nâng cao về chất lượng trên các mặt kiến thức, kỹnăng và thái độ. Do đó khoa cần phải đẩy mạnh và làm tốt hơn các công tác đào tạo và bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ giáo viên.

- Nguyên tắc vềcơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề. Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo vềcơ cấu ngành nghề, tránh tình trạng mất cân đối về ngành nghềđào tạo.

b, Xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tương lai.

Điều này giúp cho các bộ phận, tổchuyên môn cũng như các giáo viên trong trường có những định hướng trong việc học tập, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng.

Luận văn Thạc

- Xác định nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thông qua các lớp tập trung Đào tạo nâng cao:Trình độ thạc sỹ, tiến sỹ về chuyên môn nghiệp vụ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 phải đạt trên 80% số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ. Đối tượng lựa chọn chủ yếu là giáo viên có năng lực, yên tâm công tác lâu dài tại khoa, đặc biệt là giáo viên trẻ. Hình thức tổ chức học tập và kết hợp giữa học tập trung và vẫn công tác tại khoa như vậy trung bình cần có 3 đến 4 giáo viên đi học cao học, 1 đến 2 giáo viên đi nghiên cứu sinh. Với sốlượng giáo viên đi học như vậy thì chương trình, kế hoạch và tiến độ giảng dạy trong khoa không bị sáo trộn. Bên cạnh đó, khoa cần có biện pháp hỗ trợ kinh phí đào tạo cho giáo viên đi học nâng cao trình độ tốt hơn.

Đào tạo lại: Áp dụng cho nhiều trường hợp do thay đổi nhu cầu đào tạo và do tình trạng giáo viên thực hành phải chuyển sang dạy học chéo với chuyên ngành đào tạo. Thực tế hiện nay, ở khoa đối tượng này còn không nhiều. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 công tác đào tạo cơ bản hoàn thành xong.

Đào tạo chuẩn hóa: Yêu cầu này ở khoa đặt ra đối với giáo viên chưa đạt chuẩn quy định vềtrình độchuyên môn, sư phạm.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụthường xuyên: Đây là yêu cầu đặt ra của khoa đối với tất cảgiáo viên. Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng theo từng chuyên đề cụ thể khoa bố trí các lớp bồi dưỡng và mời các chuyên gia ở các viện nghiên cứu đến giảng, và các tổ phải có lịch họp trao đổi chuyên môn hàng tháng, tổ chức các buổi thảo luận giữa các giáo viên trong tổ bộ môn để qua đó các giáo viên tự trau dồi kiến thức, học hỏi nghiệp vụchuyên môn cũng như nghiệp vụsư phạm.

Hình thức tự học tập, tự bồi dưỡng của giáo viên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự học, tự bồi dưỡng: Là yêu cầu khách quan xuất phát từ nghề nghiệp của người thầy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy năng lực nội sinh của từng giáo viên. Là biện pháp để bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm của người giáo viên, là phải xác định là nhiệm vụthường xuyên, tiến hành có kế hoạch của cá nhân và theo định hướng của khoa.

Luận văn Thạc

Nội dung tự học, tự bồi dưỡng phải hướng vào: Tự bồi dưỡng về công tác, chính trị, tư tưởng, rèn luyện về phẩm chất, lối sống của người giáo viên, hình thành tình cảm nghề nghiệp, tình thương yêu con người, tận tâm say mê với công việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, thẳn thắn trong mọi biểu hiện của lối sống cơ hội, ích kỷ tham nhũng. Đồng thời yêu cầu công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên phải được bổ sung những kiến thức mà bản thân còn thiếu.

Hình thức tự học, tự bồi dưỡng khá đa dạng, phong phú: Có thể tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, đi sâu nghiên cứu thực tế giảng dạy, thực tế sản xuất kinh doanh trong và ngoài ngành, tham gia các phong trào thi đua, trao đổi hội thảo, nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng qua kinh nghiệm và thực tế công tác của bản thân, tự học qua bạn bè, đồng nghiệp...

Như vậy, dù thực hiện dưới hình thức nào yêu cầu của công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của khoa phải đạt được mục tiêu nâng cao kiến thức, kỹnăng, thái độ của từng giáo viên trên cơ sởđó nâng cao chất lượng của từng đội ngũ.

- Xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: cần phải xác định vềđiều kiện thời gian để giáo viên có thể thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng; điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính; điều kiện về lực lượng người dạy, người học và các chính sách chếđộđối với người dạy, người học.

- Tổ chức chỉ đạo vào phân công thực hiện kế hoạch.

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong khoa bằng cách:

- Đổi mới đa dạng hóa phương thức đào tạo giáo viên kỹ thuật ở 4 trường đại học sư phạm kỹ thuật và các khoa sư phạm kỹ thuật trong các trường đại học khác nhau. Giáo viên của khoa được tuyển dụng từ các ngành nghề khác nhau không thể tránh khỏi việc có nhiều người chưa đạt chuẩn theo quy định, nhất là về sư phạm. Bởi vậy, cần mở rộng và đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo chương trình chuẩn hóa cho giáo viên của khoa chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng cho giáo viên dạy thực hành cần được thực hiện cả vềsư phạm, cập nhập và hiện đại hóa về khoa học - công nghệ và tay nghề

Luận văn Thạc

theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp chuyên ngành dưới hình thức và biện pháp đa dạng, linh hoạt và phù hợp. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào quá trình bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quy định.

- Thiết lập hệ thống định kỳđăng ký giáo viên theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên trong đào tạo thực hành. Rõ ràng là việc đào tạo và công nhận giáo viên chỉ làm một lần và thừa nhận vĩnh viễn như hiện nay đã hạn chế lỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụsư phạm của từng giáo viên.

c. Xây dựng chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng:

Để thực hiện có chất lượng, hiệu quảcông tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên khoa cần tạo điều kiện cho giáo viên trên các lĩnh vực sau:

- Khoa làm tốt công tác giáo dục nhận thức cho đội ngũ giáo viên cũng như toàn thể cán bộ công chức

3.2.1.2. Xây dựng chế độ chính sách đối với giáo viên hướng dẫn thực hành

Căn cứ vào từng ngành nghề mà khoa kết hợp với nhà thường xây dựng chế độchích sách cho giáo viên hướng dẫn thực hành.

- Thời gian hướng dẫn thực hành tại xưởng không quá 6h/ 1 ngày.

- Trả phụ cấp độc hại cho giáo viên hướng dẫn các nghềcơ khí như hàn, tiện, nguội sửa chữa, sửa chữa ô tô…

- Bổ xung thêm cơ sở vật chất như: Phòng thay trang phục bảo hộ, hệ thống chống nóng…

- Phát động và khuyến khích, hoặc tính công cho những giáo viên có kinh nghiệm sửa chữa máy móc và làm mô hình dạy học.

- Bố trí hợp lý công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Người yếu năng lực sư phạm được bồi dưỡng thêm, người có trí tuệ phải được tuyên dương khen thưởng.

- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí và bố trí hợp lý cho giáo viên thực hành trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng như cử đi dự các lớp đào tạo.

Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 75 - 81)