Chất lượng đào tạo thực hành được đánh giá từ phía doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 55 - 56)

L ỜI CAM ĐOAN

2.2.4. Chất lượng đào tạo thực hành được đánh giá từ phía doanh nghiệ p

Từ số liệu thống kê về lưu lượng học sinh, sinh viên (bảng 2.1) cho thấy khoa Cơ khí & Động lực là một trong những khoa lớn trong trường và đặc biệt với bề dày lịch sử của khoa, song hành với sự hình thành, phát triển của nhà trường thì sản phẩm của quá trình đào tạo của khoa mang những tính chất quan trọng trên con đường phát triển đó. Tức là việc trường đào tạo sinh viên, nhưng những sinh viên này sau khi ra trường có được các doanh nghiệp tuyển dụng hay không, tỷ lệ tuyển dụng và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên có cao hay không đó là sự băn khoăn của hầu hết tất cả các trường hiện nay. Để giải quyết vấn đề này nhà trường luôn cập nhập những thông tin có sự phản hồi của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thông qua nhiều hình thức như: Gặp gỡ lấy ý kiến của các cựu sinh viên, đặc biệt là thông qua sựđánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động để từđó hoàn chỉnh chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo. Nhà trường luôn phải thực hiện theo phương châm dạy cái gì mà xã hội cần. Nhưng vấn đề này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, điều này được Bộ giáo dục, Bộ lao động - thương bình và xã hội quan tâm đã đưa ra nhiều tiêu chí về chất lượng đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng. Nhưng trong giới hạn vềđánh giá chất lượng đào tạo thực hành nghề của khoa tác giả cùng một nhóm giáo viên dạy thực hành khoa Cơ khí & Động lực đã lấy ý kiến đánh giá của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực trong tháng 7/2012 như: Công ty đóng tàu 1/5, nhà máy dệt Nam Định, cơ khí đúc Trường Thành, Công ty may Sông Hồng, Công ty may Young one, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Cát Tường, được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.6. Kết quảđiều tra sinh viên tại doanh nghiệp về khảnăng làm việc

(tháng 7 năm 2012)

TT Câu hỏi đánh giá

Điểm đánh giá trung bình

(điểm cao nhất là 5) 1 Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế 4.2

Luận văn Thạc

3 Tính tự lập trong công việc 3.6 4 Khảnăng làm việc tập thể 3.5 5 Niềm say mê - sáng tạo trong công việc 4.0 6 Chất lượng công việc được giao 3.8 7 Khảnăng chịu áp lực công việc 3.4 8 Mức độ hài lòng – tin tưởng của ông (bà) khi sử

dụng sinh viên trường CĐCN-NĐ 3.7

[Nguồn: Số liệu kết quả điều tra tại doanh nghiệp]

Thông qua điểm đánh giá trên ta nhận thấy đối với sinh viên của khoa sau khi ra trường vềcơ bản là nắm được chuyên môn (về mặt lý thuyết) sinh viên đã đạt điểm yêu cầu (4.2 điểm). Nhưng để sinh viên có thểđược nhận vào một công ty làm việc thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố quan trọng khác ngoài chuyên môn như: Biết làm việc theo nhóm; Tính tự lập trong công việc hay biết làm việc theo nhóm thì lại bị đánh giá ở mức rất thấp. Mặc dù sinh viên có nhiệt huyết đam mê theo nghề (4.0 điểm) nhưng khả năng chịu áp lực công việc và khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại được đánh giá ở mức điểm không cao. Phải chăng là trong quá trình học, sinh viên chưa được thực hành nghiên túc, ít được tiếp xúc với công việc thực tếdo điều kiện của khoa còn thiếu thốn về cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Chính vì vậy để sinh viên ra trường có được một vị trí, một công việc đúng với chuyên ngành đã học phù hợp với khả năng của sinh viên vẫn còn là câu hỏi lớn đối với trường CĐCNNĐ nói chung và của khoa Cơ khí & Động lực nói riêng.

Tổng hợp kết quảđiều tra đánh giá khảnăng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường làm ở các doanh nghiệp cho thấy vấn đề đào tạo của trường - khoa vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc thực tếđòi hỏi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)