Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 101 - 105)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2.4. Giải pháp về quản lý

3.2.4.1.Tăng cường quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp

* Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo uy tín cho trường từ chính khoa phải nâng cao chất lượng đào tạo, khoa phải tạo ra được môi trường học tập lành mạnh và gây hứng thú cho học sinh, sinh viên theo học.

* Biện pháp thực hiện

Bước 1: Duy trì tốt hoạt động sinh hoạt nghiệp vụ phân tích chất lượng hàng tháng

Việc phân tích chất lượng hàng tháng được tiến hành qua Hội đồng đào tạo, để có cuộc họp phân tích này các tổ bộ môn, từng giáo viên, từng lớp đã phải tiến hành phân tích rút ra những ưu khuyết điểm cũng như kết quả giảng dạy để đánh giá, tìm nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. Song việc sinh hoạt này cần phải phân tích sâu sắc hơn tránh hình thức làm cho xong mà không có biện pháp khắc phục cụ thể với những vấn đề yếu kém của tháng trước.

Bước 2: Quản lý và tổ chức nghiêm túc hoạt động thi và kiểm tra, giám sát Việc tổ chức thi và kiểm tra hết môn, thi học kỳ, thi tốt nghiệp theo quy chế đề ra của BộGD&ĐT, khoa cần phải tuân thủ nghiêm túc. Trong quá trình tổ chức thi, mức độ, nội dung, thời lượng thi cũng cần quan tâm thống nhất đểđảm bảo tính khách quan, công bằng và có tính giáo dục, cần lưu ý khâu coi thi và kiểm tra phải đảm bảo tính chặt chẽ hạn chế tối đa việc học sinh, sinh viên sử dụng tài liệu trong

Luận văn Thạc

khi làm bài. Nội dung thi nên thay đổi theo từng khóa học, không nên sử dụng cho nhiều khóa học sẽ hạn chếđến việc giảng dạy của giáo viên và học sinh, sinh viên. Đặc biệt là không nên cho học sinh, sinh viên ôn theo bộ đề thi và có đáp án sẵn. Tăng cường trách nhiệm của giảng viên bộ môn tránh hiện tượng bài kiểm tra của học sinh, sinh viên không được đánh giá hoặc đánh giá quá chậm với bất kỳ lý do gì.

Bước 3:Tăng cường công tác giáo viên chủ nhiệm lớp học

Một trong những việc quan trọng trong quá trình dạy học là công tác giáo viên chủ nhiệm lớp học. Việc tiến hành sinh hoạt hàng tuần để kiểm điểm đánh giá quá trình học tập trên lớp, phổ biến kế hoạch học tập, giáo dục nhắc nhở giờ tự học, phân tích chất lượng học tập đến từng sinh viên là vấn đề cần quan tâm vì nó có tác dụng rất lớn đến chất lượng đào tạo.

* Hiệu quả của biện pháp

Giúp các giáo viên luôn biết được điều đã làm và chưa làm được của bản thân mỗi giáo viên. Khi thực hiện biện pháp này luôn muốn tìn tòi học hỏi nâng cao hiểu biết và hoàn thiện hơn vả về chuyên môn và nghiệp vụ để việc giảng dạy có hiệu quả cao.

Học sinh, sinh viên luôn ý thức được rằng đểcó được hiệu quả cao trong học tập thì phải học và phấn đấu tự rèn luyện mình.

3.2.4.2. Phối kết hợp với phòng Đào tạo của trường lên lịch báo giảng chính xác

* Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp

- Căn cứ vào lịch báo giảng của trường để khoa lên kế hoạch và bố trí giảng dạy.

- Khoa cần phải sắp xếp và bố trí nhân lực và vật lực cho từng đợt học sinh, sinh viên xuống cơ sở đào tạo. Hàng năm, sốlượng học sinh, sinh viên của khoa có biến động nhưng không nhiều, chính vì vậy, khoa đã đáp ứng được nhân lực và cơ sở vật chất tốt cho học sinh, sinh viên thực tập.

* Biện pháp thực hiện

Trong khoảng thời gian tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm, khoa có nhận được lịch báo giảng cho học sinh, sinh viên trong năm học tới. Với đặc điểm là kế hoạch

Luận văn Thạc

giảng dạy này được xây dựng dựa trên số lượng học sinh, sinh viên thi tuyển và xét tuyển đã đăng ký nhập học vào tháng 9 hàng năm. Sốlượng học sinh, sinh viên chuyển hệ này phải vào đầu năm học mới xác định được chính xác. Để dự báo được chính xác thì khoa cần phải phối kết hợp với phòng Đào tạo lên lịch thực hành cho học sinh, sinh viên.

Với đặc thù của đào tạo thực hành, nên việc lên kế hoạch đào tạo không như đào tạo lý thuyết mà kế hoạch đào tạo thực hành của học sinh, sinh viên phải được thiết lập từ 2 chiều. Một chiều là thông tin phản hồi của phòng công tác học sinh sinh viên quản lý số lượng học sinh, sinh viên, một chiều là thông tin phản hồi từ khoa vì giới hạn nguồn lực là thiết bị, máy móc nhà xưởng và tỷ lệ giáo viên trên sinh viên. Với giới hạn nguồn lực của khoa hiện đang có để ta có thể thấy được mức tối đa học sinh, sinh viên có thểđược đào tạo như sau:

- Về cơ sở vật chất và thiết bị, máy móc: Khoa hiện có 20 xưởng thực hành, với thiết bị máy móc bố trí tối đa được 25 học sinh, sinh viên/1 ca thực hành/1 xưởng. Như vậy một ca thực hành số lượng học sinh, sinh viên tối đa là 375 học sinh, sinh viên/1 ca thực hành. Do đó một đợt học sinh, sinh viên tối đa khoa có thểđảm nhận xét trên giới hạn cơ sở vật chất và thiết bị máy móc là 750 học sinh, sinh viên.

Bảng 3.8.Thông tin sốlượng sinh viên thực tập tại các xưởng/ngày

TT Tên xưởng Số lượng xưởng Số ca thực tập/ngày Tổng số ca thực tập/ngày Số sinh viên/ ca Tổng số sinh viên 1 Tiện – Phay Bào 5 2 10 25 250 2 Hàn 4 2 8 25 200 3 Nguội – Sửa chữa , Lắp ráp 4 2 8 25 200 4 Ôtô 3 2 6 25 150 5 Phòng máy tính 1 2 2 25 50 Tổng 17 34 850

Luận văn Thạc

- Về nhân lực: Khoa hiện có 45 cán bộ giảng viên trong đó có 25 giảng viên hướng dẫn thực hành với 17 giảng viên giảng dạy lý thuyết, 3 giáo viên giáo dục với 5 giảng viên kiêm giảng dạy và cố vấn học tập. Với tỷ lệ chuẩn 15 học sinh, sinh viên/ 1 giáo viên khi đó số học sinh, sinh viên tối đa/ 1 đợt mà khoa có thểđảm nhận được xét trên số lượng giáo viên hướng dẫn theo chuẩn là 4 sinh viên/1 đợt thực hành. Dựa trên tiêu chuẩn này ta có thểtính được sốlượng cần có để đảm bảo đúng theo quy chuẩn về chất lượng đào tạo thực hành:

Bảng 3.9. Sốlượng giáo viên hướng dẫn tại các xưởng của khoa năm học 2011-2012 TT Tên xưởng Sốlượng xưởng (xưởng) Số giảng viên hiện có (người) Số sinh viên/ ca (25 sv/ca) (người) 1 Tiện – Phay Bào 5 10 250 2 Hàn 4 8 200 3 Nguội – Sửa chữa, Lắp ráp 4 8 200 4 Ôtô 3 6 150 5 Phòng máy tính 1 2 50 Tổng 17 34 850

[Nguồn số liệu khoa Cơ khí & Động lực – Trường CĐCN NĐ]Mục 08

Căn cứ vào bảng số liệu 3.2; 3.3 phòng Đào tạo xếp thời khóa biểu đan xen giữa học lý thuyết và học thực hành của các lớp chuyên môn đểđảm bảo thời gian, tiến độ, mục tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo.

* Hiệu quả của giải pháp

Phân phối đều số lượng các lớp học thực hành cũng như lý thuyết, và số lượng học sinh, sinh viên của một ca thực tập. Giảm thiểu và tránh được tình trạng số học sinh, sinh viên vượt lên quá đông trên 1 ca thực hành.

Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)