L ỜI CAM ĐOAN
3.2.5. Giải pháp về cải thiện môi trường học tập
3.2.5.1.Cải thiện môi trường lớp học
* Cơ sở khoa học và thực tiễn của giải pháp
Căn cứ vào nhu cầu của người học muốn tiếp nhận kiến thức ở môi trường lành mạnh và tạo ra sựtin tưởng của học sinh, sinh viên và gia đình các em.
* Biện pháp thực hiện
Bước 1: Kết hợp giữa trường/khoa với chính quyền địa phương và công an khu vực
Hiện nay số học sinh, sinh viên đang trọ học ngoài khu dân cư khá đông do ký túc xá không đáp ứng được một sốlượng lớn nhu cầu ăn ở của học sinh, sinh viên, do vậy nhà trường/khoa cần phải tổ chức liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an khu vực để tổ chức quản lý theo quy định về tạm trú, tạm vắng của công an.
Bước 2:Tăng cường hoạt động tự quản của Hội học sinh, sinh viên
Thông qua các hoạt động tự quản của Hội học sinh, sinh viên, Đoàn thanh niên, phòng công tác học sinh, sinh viên để giáo dục các em tránh xa các tệ nạn xã hội và xây dựng lối sống văn hóa, văn ninh, lành mạnh. Bên cạnh đó khoa tổ chức các hoạt động tập thể các phong trào thanh niên nhiều hơn nữa để các em có điều kiện vui chơi giải trí sau các buổi học tập nghiên cứu.
Bước 3: Duy trì mối qua hệ giáo dục khoa, gia đình và xã hội
Tổ chức tốt công tác giảng dạy và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, các hoạt động phong trào lớp học hoàn toàn dựa vào phương pháp cũng như trách nhiệm của giảng viên và giáo chủ nhiệm. Sự tác động này sẽ giúp các em tích cực hơn trong học tập, rèn luyện và chính các giáo viên sẽlà người chủđạo, cung cấp và xử lý các thông tin trong mối quan hệ giáo dục giữa khoa, gia đình và xã hội nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Cần làm tốt và khai thác các thông tin hai chiều qua sổ liên lạc giữa gia đình với khoa.
Bước 4: Tổ chức giao lưu gặp gỡ khen thưởng những học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Luận văn Thạc sĩ
Mục đích của những buổi giao lưu này là để các em trao đổi với nhau, mỗi học sinh, sinh viên tự tìm cho mình một phương pháp học hay. Ngoài ra các em còn thấy được sự quan tâm của các thầy cô, nhà trường và thấy tự hào khi nằm trong những hàng ngũ học sinh, sinh viên ưu tú của khoa, của trường. Đây chính là động lực để thúc đẩy tinh thần học tập của các em.
Với sự nỗ lực học tập và rèn luyện đạt được kết quảcao được đánh giá nhìn nhận kịp thời thể hiện qua những xuất học bổng khuyến kích, những món quà lưu niệm đặc biệt là khuyến khích tinh thần. Chính các em là những tấm gương để các bạn học hỏi, thành tích đó của các em sẽ được đưa lên trang website của trường, diễn đàn học sinh, sinh viên của trường…
* Hiệu quả của biện pháp
Nâng cao được ý thức tự giác của học sinh, sinh viên trong nếp sống văn hóa, tạo ra môi trường lành mạnh. Giúp gia đình của học sinh, sinh viên nắm bắt được tình hình kết quả học tập của con em mình để cùng với nhà trường đào tạo các em giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống.
3.2.5.2. Liên kết với nhà máy, xí nghiệp để tạo môi trường thực tập tốt cho học sinh, sinh viên
- Phối hợp chặt chẽviệc thực tập, thực hành tay nghề của học sinh, sinh viên với các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ để tạo ra sản phẩm hoặc bán thành phẩm nhằm tăng nguồn thu phục vụ đào tạo. Để thực hiện được điều này nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để có công việc (gắn đào tạo với sản xuất) bằng nhiều hình thức: Liên kết đào tạo, gia công thuê, hợp đồng thực tập, tham quan kiến tập… Từ đó tăng nguồn thu phục vụ đào tạo và tận dụng các trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đào tạo sát với thực tế.
- Tăng cường huy động các nguồn lực kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài, cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý đào tạo nghề, có cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho cơ quan trong và ngoài nước, từ đó có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
Luận văn Thạc sĩ
bị hiện đại. Điều quan trọng hơn là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, có kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến triển khai, áp dụng giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên.
Kết luận chương 3
Những giải pháp đề xuất trên đây đã được đề xuất dựa trên một số cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển của khoa Cơ khí & Động lực – Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định. Có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề cơ khí, xét trên thực trạng hoạt động của khoa thì tác giả đã chọn những biện pháp cấp thiết, quan trọng nhất vào đề tài luận văn của mình.
Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng, khoa cần phải triển khai đồng bộ các hoạt động thực tiễn từ nhân lực và nguồn lực: Con người, máy móc, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo… Nhưng cần tập trung vào một số giải pháp chính sau:
Giải pháp 1: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành.
Giải pháp 2: Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp dạy và học tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Giải pháp 3: Mở rộng cơ sở vật chất, tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc. Giải pháp 4: Đề xuất xây dựng hệ thống định mức vật tư thực hành tại khoa. Giải pháp 5: Cải thiện môi trường lớp học.
Luận văn Thạc sĩ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo thực hành của khoa Cơ khí & Động lực. Từ đó trong luận văn tác giả đã đề cập được hầu hết các nhân tố chính và quan trọng nhất ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng đào tạo thực hành của khoa. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận tại chương 1, phân tích thực trạng về chất lượng đào tạo thực hành cơ khí tại khoa Cơ khí & Động lực - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định ở chương 2 và một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành tại khoa Cơ khí & Động lực ở chương 3. Từđó tác giả khái quát lại và nêu các kiến nghị sau:
1. Kết luận
- Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết của đề tài, nâng cao nhận thức vềcơ sở lý luận chất lượng đào tạo thực hành, vai trò và công tác quản lý đào tạo thực hành trường Cao Đẳng Công nghiệp.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tôi đã phân tích đánh giá khách quan chất lượng đào tạo thực hành tại khoa Cơ khí & Động lực - Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam định. Rút ra được các nguyên nhân chính của các vấn đề tồn tại mà nhà tường gặp phải.
- Đã đưa ra các giải pháp đã được trình bày ở trên để nâng cao chất lượng đào tạo thực hành. Các giải pháp đó phải được thực hiện đồng bộ, nhưng cần ưu tiên hai giải pháp cơ bản sau: Đó là giải pháp xây dựng lực lượng và giải pháp xây dựng cơ sở vật chất.
2.Một số kiến nghị
- Để thực hiện tốt các giải pháp nói trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân và đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghịđến các tổ chức sau:
Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Bộ Giáo dục & Đào tạo nên tạo cơ chế, quyền chủđộng cho các trường để các trường phát triển về tài chính, nhân lực…
Luận văn Thạc sĩ
- Bộ Giáo dục & Đào tạo hoàn thiện chương trình khung tạo sự liên thông giữa các ngành học và bậc học.
- Bộ Giáo dục & Đào tạo nên có những hướng dẫn cụ thể tạo điều kiện cho các trường trong việc triển khai chương trình hiện đại, áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ, tổ chức kiểm định chất lượng.
Đối với trường và khoa
- Tăng cường công tác trong quản lý đào tạo.
- Bốtrí đội ngũ giáo viên phù hợp với chuyên môn, năng lực của họ. - Định hướng đào tạo theo nhu cầu thị trường và xã hội.
Luận văn Thạc sĩ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2000), Điều lệ trường Cao đẳng, NXB giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Công nghiệp, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 2000-2010.
4. Bộ Công nghiệp: Đề án sắp xếp tổ chức và quản lý các trường thuộc Bộ CN.
5. Các số liệu thống kê của khoa Cơ khí & Động lực – Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định trong những năm gần đây.
6. ĐCSVN, Chỉ thị của ban Bí thư số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 7. Kells H.R.Self – Study Process – A Guide to Self – Evaluation in Hingter
ducation.
8. Nguyễn Văn Công (2006), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ đào tạo,nghiên cứu khoa học tại Học viện kỹ thuật quân sự, Luận văn thạc sĩ tổ chức, chỉ huy kỹ thuật.
9. Nguyễn Đình Phan (2002), Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Quyết định của Bộ trưởng bộ công thương số 5813/QĐ-BTC Ngày 30 tháng 10 năm 2009 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, mở rộng trường Cao đẳng Công Nghiệp Nam Định - giai đoạn 2011-2015”.
11. Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng – Thật ngữ và định nghĩa – TCVN 5814 – 1994.
12. TCVN ISO 9001:2000 (ISO 9000-1:1994)(2000), Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng HN.
13. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm tra chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và QTM, NXB Giáo dục, HN.
Luận văn Thạc sĩ
14. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII (1996), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thức IX(2001), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thức X(2006), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.