Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 63 - 66)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.3. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành

2.3.3.1. Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên

Giáo viên hướng dẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây trường và khoa đã chú trọng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành trên cảphương diện sốlượng và chất lượng. Cho đến thời điểm này khoa có đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành đã cải thiện đáng kể. Tính đến tháng 1 năm 2011, khoa có 25 giáo viên hướng dẫn thực hành, trong đó trình độ thạc sỹ4 người, đại học 21 người.

Bảng 2.8. Bảng thống kê đội ngũ giảng viên giảng dạy thực hành của khoa trong 5 năm gần đây (2008-2012)

Đơn vị tính: Người Năm Trình độ 2008 2009 2010 2011 2012 SL % SL % SL % SL % SL % TC&CN7/7 22.2 3 16.7 2 10.0 2 9.1 0 0 Cao đẳng 27.8 3 16.7 3 15.0 0 0 0 0 Đại học 50.0 12 66.6 15 75.0 19 86.4 21 88.0 Thạc sỹ 0 0 0 0 0 1 4.5 4 22.0

Luận văn Thạc

Sốlượng giáo viên với quy mô ngày càng lớn và trình độđược nâng cao, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đào tạo.

2.3.3.2. Phân tích năng lực nghề nghiệp sư phạm

Ngoài những giáo viên đã tốt nghiệp các trường Đại học sư phạm kỹ thuật, còn giáo viên tốt nghiệp các trường Đại học khối kỹ thuật đều phải qua bồi dưỡng sư phạm. Trong đó giáo viên dạy thực hành nghề sốlượng là "thợ lành nghề" và "thợ bậc cao" đã được đào tạo nâng cao trình độchuyên môn, phương pháp sư phạm. Số giáo viên thực hành của khoa cơ bản đã đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng, khoa có nhiều giảng viên trẻ nên cập nhập kiến thức mới nhanh và nhiều giảng viên đang học lên thạc sỹ, tiến sỹ để hoàn thiện kiến thức hơn nữa. Hàng năm có hội giảng cấp khoa nhằm mục đích rèn luyện trao đổi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đồng thời tuyển chọn giáo viên dạy giỏi để tham gia hội giảng cấp Trường, cấp Tỉnh và Quốc gia.

2.3.3.3. Phân tích về tích lũy kiến thức và kinh nghiệm công tác

- Công tác chuyên môn: Khoa có khoảng gần 40% giáo viên giảng dạy có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên, đặc biệt gần 20% có thâm niên trên 20 năm kinh nghiệm. Số giáo viên còn lại có thời gian giảng dạy dưới 10 năm và mới thi tuyển vào nên kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn và giảng dạy còn có hạn chế nhất định.

- Công tác quản lý: Đội ngũ ban lãnh đạo khoa là những người có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý và có trình độ thạc sĩ, đặc biệt có những giáo viên từng tham gia học tập chuyên môn ở nước ngoài. Những con số trên đã phản ánh về chất lượng chuyên môn của khoa trong những năm gần đây là khá tốt. Tuy nhiên trước sự phát triển của xã hội của cơ chế thị trường thì khoa vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.

2.3.3.4. Phân tích về tỷ lệ sinh viên/giáo viên hướng dẫn

Nếu so với tỷ lệ chuẩn 15 sinh viên/1 giáo viên hướng dẫn (theo tỷ lệ chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định cho các trường Cao đẳng) thì lượng giáo viên hướng dẫn trong khoa cơ bản đủ đảm bảo về sốlượng. Bên cạnh đó là hạn chế về

Luận văn Thạc

vấn đề máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất chưa đảm bảo đủ để 15 sinh viên/1 giáo viên hướng dẫn và lượng sinh viên tăng đột biến do số lượng sinh viên tuyển qua các năm ngày càng đông, khí đó một ca hướng dẫn có thể lên đến 20 đến 25 sinh viên/1 giáo viên hướng dẫn.

Với tỷ lệ sinh viên/giáo viên của khoa vẫn nằm trong khoảng cho phép của BộGD&ĐT.

2.3.3.5. Phân tích về công tác nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học của khoa còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù các giáo viên biết rằng đối với giáo viên của trường Cao đẳng thì việc nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề khuyến khích mà là bắt buộc, và là điều kiện tiên quyết để nâng cao trình độ chuyên môn là hệ quả của quá trình đào tạo. Nhưng công tác này mới chỉ triển khai được ở một nhóm cán bộcó trình độ, chuyên môn cao. Cán bộ trẻ chưa đủ chuyên môn và bề dày kinh nghiệm để tham gia. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho giảng dạy của giáo viên chưa được tốt. Đối với khoa chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đềnày. Trong các năm gần đây khoa đăng ký 2 đề tài được đánh giá ở cấp bộ. Một đề tài đang nghiên cứu trong năm nay và một đềtài đăng ký để tiến hành nghiên cứu trong năm tới.

Bảng 2.9. Thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học

TT Tên đề tài Thời gian Kết quả, hiệu quả (tóm tắt)

1

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đúc đồng tại mỹ nghệ, làng nghề thuộc khu vực đồng bằng Bắc bộ

1/2012- 12/2012

- Đang được đầu tư nghiên cứu

2 Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Rôbốt gắp mạch điện tử.

1/2013- 7/2013

- Đang được đầu tư nghiên cứu

Luận văn Thạc

Công tác nghiên cứu khoa học ở khoa còn nhiều mặt hạn chế về lượng cán bộ tham gia. Trong những năm tới đây, trường và khoa nên có những khuyến kích để thu hút các cán bộ trẻ tham gia.

2.3.4. Phân tích công tác đảm bảo vật tư cho học sinh, sinh viên thực hành tại khoa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)