Phân tích thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc trong khoa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 61 - 63)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.2. Phân tích thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc trong khoa

2.3.2.1. Cơ sở, vật chất của khoa

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh phí, thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng cải tạo và bổ sung cơ sở vật chất. Với diện tích hạn hẹp của trường phân cho, khoa đã cố gắng bốtrí đủcác xưởng cho học sinh, sinh viên thực hành. Đây là một sự nỗ lực hết mình từtrưởng khoa cho đến các giáo viên thực hành đạt kết quả tốt.

Khoa Cơ khí & Động lực là một trong khoa có thế mạnh của trường có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và sốlượng học sinh, sinh viên đông so với các khoa khác của trường.

- Công tác xây dựng cơ sở vật chất được khoa rất chú trọng và quan tâm, đặc biệt là không ngừng mở rộng và cải thiện tạo điều kiện tốt cho học sinh, sinh viên thực hành. Tuy nhiên, phòng thực hành còn thiếu và diện tích trật hẹp. Một ca máy cho học sinh, sinh viên có khi lên tới 25 sinh viên/một xưởng máy. Trong khi đó theo quy chế của khoa một ca máy tối đa là 15 sinh viên trong phân xưởng. Nguyên nhân này là do khoa thiếu trang thiết bịvà cơ sở vật chất chưa đáp ứng được.

Khuân viên khoa không được quy hoạch riêng, phòng học lý thuyết có khoảng 20 phòng nhưng học ở các giảng đường khác nhau. Có những buổi học ở giảng đường A, có những buổi lại sang giảng đường B do phòng học không đủ cho tất cả các khoa nên còn xếp thời khoa biểu học theo tuần dẫn đến sinh viên bị động trong việc học. Xưởng thực tập được tách ra so với khu học lý thuyết đã tránh được tiếng ồn và độ rung của máy móc không làm ảnh hưởng đến các lớp học lý thuyết. Nhà trường đã chú trọng quan tâm tới chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất cho khoa

Luận văn Thạc

nhưng chưa đầy đủ và chật hẹp. Do vậy, khoa rất chú trọng vào việc thực hiện an toàn lao động, đây là yếu tốhàng đầu được quan tâm.

- Ở các phòng thực hành này do diện tích còn nhỏ hẹp nên không có nơi nghỉ ngời cho giáo viên hướng đẫn.

- Phòng thực hành hàn được bố trí khoa học có lối thông khí nóng khi hàn thoát ra.

- Phòng làm việc của trưởng khoa chung với cán bộ nhân viên, nên sinh viên ra vào suốt ngày, không đảm bảo an ninh, trưởng khoa và các cán bộ khác không tập trung giải quyết công việc được.

Với cơ sở vật chất như trên nhà trường cũng đã chú trọng quan tâm tới học sinh, sinh viên để đảm bảo chất lượng đào tạo và sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên tuy nhiên vẫn còn một sốkhó khăn về diện tích thực tập và phòng học lý thuyết còn thay đổi theo tuần đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học của học sinh, sinh viên của khoa.

2.3.2.2. Trang thiết bị, máy móc của khoa

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 các trang thiết bị, máy móc của khoa do trường trang bị từ những thập niên 60, 70 do một sốnước sản xuất như: Việt Nam, Ba Lan, Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Hungary, Trung Quốc và cho tới thập niên 90, đầu năm những 2000 đến nay nhà trường đã trang bị cho khoa thêm máy móc thiết bị mới của những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Italia, Trung Quốc, Đức và một số máy móc được lắp ráp sản xuất trong nước. Nhưng nói chung máy móc của khoa đều đã cũ và lạc hậu, một số bịhư hỏng nặng không hoạt động được.

Hàng năm, các trang thiết bị, máy móc này được bảo dưỡng, sửa chữa vào dịp hè, nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu thực hành cũng như hoạt động nghiên cứu chế tạo của tập thể cán bộ giảng viên, học sinh – sinh viên của khoa. Với các quy định về thay thế sửa chữa và bảo hành máy của trường: Khi có nhu cầu sửa chữa thiết bị, khoa làm công văn trình Hiệu trưởng duyệt sau đó chuyển phòng Quản trị vật tư. Trong công văn nêu rõ: Tên thiết bị, số máy, năm đưa vào sử dụng, tần suất sử dụng, tính cần thiết, tình trạng hiện nay của thiết bị, lý do hỏng hóc, yêu

Luận văn Thạc

cầu sửa chữa những phần nào, dự kiến kinh phí sửa chữa. Sau khi nhận được công văn đề nghị, phòng Quản trị vật tư của trường cùng với bộ phận vật tư của khoa khảo sát, kiểm tra (có biên bản kiểm tra thiết bị do phòng Quản trị vật tư cấp). Phòng Quản trị vật tư xem xét dự trù kinh phí thông qua quá trình kiểm tra thực tế (kinh phí sửa chữa không vượt quá 50% giá trị của thiết bị hiện tại) sau đó trình Ban giám hiệu Trường duyệt và phòng Quản trị vật tư sẽ điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp công việc sửa chữa. Để tiến hành làm các thủ tục này khoa phải mất rất nhiều thời gian. Một vấn đề bất cập là cứ mỗi khi máy hỏng thì thời gian để cho máy hoạt động trở lại là rất lâu vì phải chờ duyệt của nhà trường. Để khắc phục tình trạng này, vào dịp hè khoa thường xin bảo dưỡng, đại tu máy móc tránh tình trạng hỏng hóc nhiều trong năm học.

2.3.3. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên hướng dẫn thực hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)