Phân tích công tác đảm bảo vật tư cho học sinh, sinh viên thực hành tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 66 - 68)

L ỜI CAM ĐOAN

2.3.4. Phân tích công tác đảm bảo vật tư cho học sinh, sinh viên thực hành tạ

Với mỗi sinh viên xuống xưởng thực tập có những bài thực tập đặc trưng của ngành đó. Do vậy học sinh, sinh viên sẽđược giáo viên cấp phát phôi liệu, thiết bị và dụng cụ để tiến hành thực tập. Vật tư của khoa là do phòng Quản trị vật tư của trường cung ứng. Với các quy định của trường như sau: Đầu năm học, hoặc từng học kỳ khoa có nhu cầu về vật tư phải làm dự trù kinh phí cho số lượng học sinh, sinh viên từng năm, từng học kỳ. Để xác nhận được khối lượng thực tập của học sinh, sinh viên trong khoa phải thông qua phòng Đào tạo của trường, sau đó nộp cho phòng Quản trị vật tư. Khi đó, phòng Quản trị vật tư kiểm tra xem xét bản dự trù vật tư thiết bị sau đó trình lên xin phê duyệt của Hiệu trưởng. Sau khi được phê duyệt phòng Quản trị vật tư sẽ cung ứng theo trình tự:

+ Những vật tư có trong kho của trường sẽđược cấp trực tiếp.

+ Những vật tư không có trong kho, Trung tâm thực hành và dịch vụ sản xuất gửi tới các giáo viên dạy thực hành bản dự trù vật tư, các giáo viên cần dạy đến mô đun nào và cần bao nhiêu vật tư cho một tháng thì ghi vào bản đó. Cuối tháng Trung tâm sẽ tổng hợp và cân đối của các nghề trong khoa cho một tháng. Tiếp theo là báo về phòng Quản trị và vật tư, phòng sẽ kiểm tra cân đối và trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau đó gửi về Trung tâm và nhân viên của trung tâm đi mua vật tư về nhập vào kho của nhà trường, cuối cùng là các giáo viên sẽ viết dự trù vật tư gửi về phòng Quản trị vật tư, phòng vật tư làm phiếu xuất kho cho giáo viên và rồi đến kho lĩnh những vật tư mà mình đã dự trù trong tháng về xưởng thực tập cấp phát cho học sinh, sinh viên làm bài tập.

Với quy định của trường, khoa lập dự trù kinh phí vật tư từđầu năm, đầu kỳ dựa trên số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại khoa cần thực hành trong học kỳ. Do đó việc đáp ứng vật tư thực hành cơ bản là kịp thời phù hợp tiến độ.

Luận văn Thạc

Việc đổi mới của Ban giám hiệu nhà trường là thành lập trung tâm sản xuất và dịch vụđã làm giảm bớt số vật tư cho nhà trường vì đã nhận được hàng sản xuất từ nhà bên ngoài, tận dụng số nhân công là học sinh, sinh viên đang thực tập và tạo điều kiện cho thực hành đa dạng hóa bài tập.

Bảng 2.10. Kinh phí vật tư cho học sinh, sinh viên được cấp từ năm 2009-2012 Đơn vị tính: VNĐ Năm học Đợt 1 Đợt 2 Tổng cộng 2 đợt 2009-2010 143.570.000 125.795.000 269.365.000 2010-2011 115.158.000 245.469.000 360.627.000 2011-2012 236.676.000 212.877.000 449.553.000

[Nguồn số liệu: Văn phòng khoa Cơ khí & Động lực– Trường CĐCNNĐ]Mục 08

Nhìn vào bảng số liệu thống kê vào tháng 8/2012 tình hình xin cấp vật tư cho sinh viên thực tập tại khoa ta thấy các số liệu này không có một quy luật nào, rất tự phát. Hàng năm, khoa, kết hợp với Trung tâm sản xuất và dịch vụđược phòng quản trị vật tư của trường duyệt dự trù mua vật tư trong khoảng 500 triệu đến 700 triệu/năm, con sốnày cũng được dựa vào các số liệu của năm trước và sốlượng học sinh, sinh viên trong năm xuống thực tập. Số kinh phí duyệt dự trù hiện nay chưa được nhà trường tiến hành làm định mức. Để khắc phục tình trạng này, khoa đã kết hợp giữa số vật tư của trường cấp và các hợp đồng gia công sản xuất để học sinh, sinh viên có đủlượng bài tập.

Trong những năm gần đây, tình hình xin vật tư của khoa rất thấp so với dự trù được cấp có nhiều lý do:

- Các thủ tục hành chính xin cấp vật tư cho học sinh, sinh viên rất phức tạp: nếu khoa muốn bổ sung cấp phát thêm vật tư từ nhà trường, khoa phải làm soạn thảo hợp đồng có chữ ký phê chuẩn của Ban giám hiệu trường, và khoa phải lấy được 3 báo giá về các vật tư muốn mua và trong quá trình mua vật tư phải có sự giám sát của phòng Quản trị vật tư.

Luận văn Thạc

- Dựa trên lượng học sinh, sinh viên của đợt thực tập tới để xin cấp.

- Một năm học khoa chỉ xin tối đa 3 lần trong đó có 2 đợt chính và một đợt bổ sung nhưng kinh phí bổ sung là tương đối thấp không đủ để đảm bảo cho việc học thực hành của học sinh, sinh viên.

Tình hình đảm bảo vật tư cho học sinh, sinh viên thực hành của khoa là vấn đề cấp thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hành của học sinh, sinh viên và làm giảm chất lượng đào tạo. Do vậy, khoa và trung tâm phải có biện pháp khắc phục ngay.

2.3.5. Phân tích thực trạng quản lý chương trình, mục tiêu đào tạo * Phân tích về chương trình đào tạo thực hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề tại khoa cơ khí và động lực trường cao đẳng công nghiệp nam định 272931 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)