Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH MUA CÁC MẶT HÀNG THỜI TRANGTRÊN NỀN TẢNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN TẠITP.HCM 10598654-2531-013305.htm (Trang 39 - 40)

Nhằm giải thích hành vi sử dụng của cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Davis (1989) đã giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) dựa trên thuyết hành động hợp lý (TRA) của (Fishbein & Ajzen, 1975). Trong mô hình chấp nhận công nghệ, Gefen & ctg. (2003) đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến mới là cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng.

Hình 2.8 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Nguồn: Davis & ctg,. 1989

Mô hình này giả định rằng: khi người dùng nhận thấy rằng một loại công nghệ hữu ích và cũng dễ sử dụng, họ sẽ sẵn sàng sử dụng nó. Tuy nhiên, lập luận này chỉ có thể hợp lệ đối với việc sử dụng công nghệ cá nhân, vì người dùng có thể bị ảnh hưởng bởi bạn bè, đồng

nghiệp để mua hoặc là sử dụng hệ thống và cả việc dựa trên khuyến nghị, tác động từ quảng cáo. Ngược lại, công nghệ được sử dụng trong môi trường công việc không thể bị ảnh hưởng bởi một mội người bạn đồng nghiệp nào của bạn, mà cái dẫn đến hành vi của nhân viên là các quy tắc mà công ty đề ra.

Mô hình TAM đề ra được sự dụng rộng rãi thường xuyên, song nó vẫn vướng phải những

hạn chế nhất định. Chuttur (2009) đã chỉ ra rằng TAM có khả năng giải thích, dự đoán hạn chế

và cũng không có giá trị thực tế nào. Leoc & ctg. (2003) còn chỉ ra một nhược điểm của mô hình TAM là chỉ được áp dụng khi nghiên cứu một loại công nghệ, một đối tượng và một thời điểm nhất định.

Để hạn chế các nhược điểm trên, Venkatesh & Davis (2000) đã tiến hành các nghiên cứu

theo chiều dọc với bốn hệ thống công nghệ ở bốn tổ chức tại ba thời điểm khác nhau và đề xuất một mô hình mới TAM2. TAM2 - là mô hình mở rộng của TAM có thêm vào các biến liên quan đến các ảnh hưởng xã hội (chuẩn chủ quan, sự tự nguyện và hình ảnh) và liên quan đến nhận thức về phương tiện (phù hợp với công việc, chất lượng đầu ra, tính minh chứng của

kết quả). Mô hình TAM chứa các yếu tố Mô hình động cơ thúc đẩy, mô hình M PRVV, mô hình S&K,...

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH MUA CÁC MẶT HÀNG THỜI TRANGTRÊN NỀN TẢNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN TẠITP.HCM 10598654-2531-013305.htm (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w