Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH MUA CÁC MẶT HÀNG THỜI TRANGTRÊN NỀN TẢNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN TẠITP.HCM 10598654-2531-013305.htm (Trang 67 - 68)

3.3.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA chính vì thế mẫu tối thiểu tốt nhất là 50 tốt hơn là 100 và tỉ lệ giữa quan sát với biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Hair et al. 2006). Nghiên cứu trên bao gồm 25 biến quan sát chính vì thế kích thước mẫu tối thiểu là 25*5=125 (25*10=250 là tốt nhất). Bên cạnh đó để phân tích hồi quy tuyến tính, quy mô mẫu phải thoả mãn n ≥ 50 + 8p (trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là biến độc lập trong mô hình) (Nguyễn, 2011). Mô hình nghiên cứu trên gồm có 6 biến độc lập suy ra mẫu tối

thiểu cần là 50+8*6=98. Từ hai điều kiện trên, quy mô mẫu cần cho nghiên cứu này tối thiểu là 125 quan sát (250 là tốt nhất)

3.3.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu quyết định mua các mặt hàng thời trang trên TikTok của sinh viên TP.HCM. Chính vì thế đối tượng khảo sát của nghiên cứu chính là các bạn sinh viên hiện sinh sống

và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng mua mặt hàng thời trang trên TikTok.

3.3.2.3 Phương pháp chọn mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu được chia thành hai nhóm chính là phương pháp chọn mẫu theo xác suất và chọn mẫu không theo xác suất. Để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu cũng như đảm bảo tiến độ thực hiện và ngân sách cho phép đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện - là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó tiếp cận với phần tử mẫu bằng

phương pháp thuận tiện nghĩa là chọn bất kì các bạn sinh viên nào mà tác giả có thể tiếp cận được không phân biệt giới tính, thu nhập, độ tuổi,...

3.3.2.4 Cách thức thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu, tiến hành nghiên cứu thu

thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát online gửi đến cho các cá nhân đã mua mặt hàng thời trang trên TikTok, đang là sinh viên tại các trường Đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh qua mẫu Google Docs. Kết quả sau khi khảo sát, tác giả thu được 257 mẫu hợp lệ trong tổng số 271 mẫu (có 14 mẫu không hợp lệ). Kết quả là có tổng cộng 257 bảng khảo sát đạt yêu cầu để đưa vào phân tích các bước tiếp theo của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH MUA CÁC MẶT HÀNG THỜI TRANGTRÊN NỀN TẢNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN TẠITP.HCM 10598654-2531-013305.htm (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w