Cái tôi cô đơn, băn khoăn về sự tồn tại của bản thân

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 47)

5. Cấu trúc của đề tài

2.1.2 Cái tôi cô đơn, băn khoăn về sự tồn tại của bản thân

Có thể nói, điểm nổi bật và dễ nhận thấy trong các sáng tác của Haruki Murakami là nỗi cô đơn. Nó trải dài trong nhiều tác phẩm của ông, từ Rừng Na – uy, Xứ sở kỳ diệu vô tình và nơi tận cũng thế giới, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt

trời, Người tình Sputnik cho đến Kafka bên bờ biển. Nó ám ảnh các nhân vật của ông, từ Toru Wantanabe, Naoko, Hajime, Sumire, Miu cho đến Kafka, Miss Saeki. Không phải ngẫu nhiên mà nhân vật của ông trong Xứ sở kỳ diệu vô tình và nơi tận cùng thế giới thổ lộ: “Hai người có thể nằm cạnh nhau nhưng nhắm mắt lại thì vẫn cứ cô đơn”. Không phải ngẫu nhiên mà Hajime khẳng định: “Sớm hay muộn, tất cả mọi người đều sẽ rơi vào sự cô độc vô tận nơi im lặng đã đánh mất mọi âm thanh, ở giữa bóng tối đó” [14, tr.251]. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Miu biến thành “một cái vỏ rỗng”. Sự cô độc dường như đã là một “cơ chế được gá sẵn” trong bản thân các nhân vật do Murakami sáng tạo nên. Họ mang sẵn nỗi cô đơn trong bản chất, trong tiềm thức, trong đáy tâm hồn. Ngay khi họ vui sướng, thành công, đủ đầy. khát vọng, tận hưởng vẫn thấp thoáng nỗi cô đơn bàng bạc của kiếp người. Đọc những tác phẩm của Haruki Murakami, ta luôn tự hỏi: họ (các nhân vật) mang trái tim thương tổn đến mức nào mà luôn cô độc như vậy? Hay chính nỗi cô đơn mới là bản chất của các nhân vật ấy? Có lẽ nào Murakami xây dựng các tình tiết, vẽ nên các chi tiết, hình thành các hành động, tính cách cũng chính là để tô đậm nỗi sự đơn độc ấy mà thôi?

Kafka bên bờ biển cũng mang nặng một nỗi niềm cô đơn như vậy. Cô giáo Setsuko Okamochi khi kể về vụ tai nạn bí ẩn trên Đồi Bát Cơm cho cảnh sát nghe cũng đã bày tỏ: “Tôi cảm thấy hết sức cô đơn, như thể mình là người cuối cùng còn sống trên Trái Đất. Tôi không thể mô tả cảm giác cô đơn tuyệt đối đó. Tôi chỉ muốn tan biến trong thinh không và thôi nghĩ về bất cứ cái gì nữa hết” [16, tr.23]. Trong bức thư gửi giáo sư Shigenori Tsukayama cô giáo này cũng nhắc lại đại ý một kết luận của giáo sư: “”Mỗi chúng ta, với tư cách là một cá nhân, là cực kỳ đơn độc, đồng thời chúng ta lại được liên kết bởi một ký ức có tính chất nguyên mẫu” [16, tr.110 – 111]. Và nỗi cô đơn ấy được khắc họa đậm nét trong nhân vật chính của tiểu thuyết – cậu bé Kafka Tamura.

Ngay khi mới chỉ là một cậu nhóc, Kafka đã ý thức rõ ràng nỗi cô đơn của mình. Không có mẹ, không có chị gái bên cạnh, cậu sống một mình bên người cha lạnh lùng và kỳ lạ, do vậy ngày càng thu mình trong vỏ ốc của nỗi đơn côi. Cậu đã

âm thầm chuẩn bị rất lâu cho cuộc trốn thoát khỏi căn nhà địa ngục đó, chạy trốn khỏi lời nguyền kinh hoàng mà cha đã giáng xuống cậu. Nỗi cô đơn toát lên từ cung cách sinh hoạt của cậu. Kafka tự lập trong các hoạt động, trong cuộc sống thường ngày, tự lo cho mình những vấn đề nhỏ nhất. Cậu tập tạ với máy tập, tập bơi lội – những môn thể thao không đòi hỏi sự phối hợp, những môn thể thao của đơn côi. Ở lớp, cậu không có bạn bè. Không bao giờ cười, không giao du với ai cũng không tham gia bất cứ hoạt động nào. Bằng mọi cách, cậu in dấu ấn của mình mờ nhạt nhất có thể lên những người mà hàng ngày cậu tiếp xúc. Không một ai dám gần gũi cậu. Bức tường vô hình ấy cứ cao dày lên mãi, khoanh lấy vùng ốc đảo của riêng Kafka. Chua chát thay, sự xa cách và lạnh lùng trong mối quan hệ của cha con họ ngày một rõ nét, như một mũi dao dị hình xuyên thẳng vào tim Kafka. Cho đến cái ngày định mệnh ấy – sinh nhật lần thứ 15, cậu bỏ nhà đi thì chính cậu cũng không thể nắm chắc được cha cậu có quan tâm, có đi tìm cậu hay không. “Liệu ông cảm thấy thế nào khi phát hiện ra tôi đột nhiên biến mất? Nhẹ nhõm chăng? Bối rối? Hoặc thậm chí là chẳng cảm thấy gì cả. Tôi dám cược là ông thậm chí chưa nhận thấy sự vắng mặt của tôi nữa kia” [16, tr.53]. Bỏ nhà ra đi là một cuộc hành trình vất vả và gian nan. Trong suốt cuộc hành trình ấy, Kafka bối rối cùng cực với hàng trăm sự việc kỳ lạ: cậu không biết có phải mình đã giết cha hay không, Miss Saeki có phải là mẹ cậu hay Sakura có lẽ nào là người chị gái cậu vẫn tìm kiếm? Cậu phải đấu tranh giữa tình yêu với Miss Saeki 15 tuổi và tĩnh mẫu tử với Mis Saeki ngoài năm mươi. Cậu cũng không thể từ chối mối quan hệ xác thịt với người phụ nữ ấy cũng như nỗi khao khát đến cháy bỏng với Sakura. Trong tất cả những hỗn độn, hoang mang ấy, Kafka chỉ có một mình, hoặc nếu có người lý giải, có người cảm thông thì cũng không giúp cậu thỏa mãn hoàn toàn. Vẫn là trạng thái “Mày hoang mang hoàn toàn rồi” [16, tr.456]. Cậu gần như kiệt quệ trong chuỗi ngày ấy, trong sự vò xé ấy, sự cô đơn cùng cực ấy: “Tôi tì hai tay lên thành bồn rửa mặt, ngả người về phía trước, áp đầu vào gương. Tôi cảm thấy muốn khóc, nhưng cho dù tôi có khóc, cũng chẳng có ai đến cứu tôi. Chẳng có ai...” [16, tr.83].

Điều đáng nói nhất là chúng ta đều tưởng Kafka cô đơn vì bị vậy bủa trong lời nguyền, trong ngôi nhà lạnh lẽo, nhưng kì thực, khi cậu chạy trốn, cậu cũng không thoát khỏi lời nguyền và cũng không thoát khỏi cô đơn. Thậm chí, nỗi cô đơn còn thấm ngược lại, sâu hơn bao giờ hết, nhiều khi tưởng thành hình thành khối, có thể nắm bắt được rõ ràng. Cậu cô đơn mọi lúc mọi nơi. Khi nhìn thấy lũ học sinh đi học, Kafka “cảm thấy không khí như loãng ra và một cái gì đè nặng lên ngực. Tôi có thực sự hành động đúng không? Ý nghĩ đó khiến tôi cảm thấy đơn côi. Tôi quay lưng lại phía bọn học sinh và ráng không nhìn chúng nữa” [16, tr.42]. Khi ngồi đợi tàu hỏa, nỗi cô đơn cũng không buông tha cậu: “Ga đông nghịt người nườm nượp ra vào tất cả đều mặc những bộ quần áo ưa thích, tay xách túi hoặc va li, mỗi người đều tất tả lo toan một công việc khẩn cấp nào đó. Tôi nhìn đám đông, không ngừng hối hả ấy và tưởng tượng đến một trăm năm về sau. Một trăm năm nữa, tất cả mọi người ở đây, kể cả tôi, sẽ biến khỏi mặt đất và biến thành tro bụi. Với ý nghĩa kỳ cục ấy, mọi thứ trước mắt tôi dường như tựa nên hư ảo, tựa hồ một ngọn gió có thể cuốn hết đi” [16, tr.66]. Ý nghĩ ấy rất gần gũi với Nguyễn Huy Thiệp trong Những người thợ xẻ: “Bạt ngàn hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không?”. Sự chênh vênh giữa quá khứ và hiện tại, sự bấp bênh và mơ hồ khi nghĩ đến tương lai khiến Kafka hoài nghi cả sự tồn tại của bản thân. Ngay cả khi cậu tưởng mình tự do nhất: cách xa Tokyo hàng trăm cây số, không tới trường, không bạn bè, họ hàng thân thích hay người quen biết, không có người cha lãnh đạm luôn nhìn con bằng đôi mắt thù hằn… thì chính cậu lại bâng khuâng, không hiểu được thực tế những việc đang diễn ra: “Tôi nhắm mắt lại và cố suy nghĩ thật sâu, thật kỹ xem mình tự do đến mức nào, nhưng không sao nắm được đầy đủ ý nghĩa của điều đó. Tôi chỉ biết là mình hoàn toàn trơ trọi. Hoàn toàn một mình ở một nơi xa lạ, như một nhà thám hiểm đơn độc vừa mất cả la bàn lẫn bản đồ. Phải chăng tự do có nghĩa là thế” [16, tr.52]. Cậu mơ hồ trong thực tại và nỗi sợ hãi trở nên thường trực: “Trong khi tôi ngồi đó, dưới trời đêm lung linh, một nỗi sợ mãnh liệt lại xâm chiếm tôi. Tim tôi đập với tốc độ một dặm/phút và tôi hầu như không thở được (…) Đột nhiên tôi cảm thấy đơn côi, hoàn

toàn bất lực. Và tôi biết mình sẽ không bao giờ thoát được cái cảm giác sợ hãi ấy” [16, tr.154]. Cảm giác ấy không đơn thuần là sự ám ảnh, nỗi lo sợ, niềm mông lung hay bất cứ thứ gì có thể gọi tên được mà đó là sự đeo đẳng, thường trực không thể trốn chạy. Cậu ý thức rõ ràng cậu chỉ có một mình và cậu là “quạ cô đơn”. Nhưng dẫu thế, nỗi cô độc vẫn ngày càng gia tăng thêm: “Cô đơn chồng chất nhiều tầng như những lớp bùn mềm nhão” [16, tr.249]. Kafka giống như một người đã trải qua muôn nghìn kiếp, tích tụ bao đơn độc của kiếp người. Cái hành trang nặng nề cậu mang theo không gì khác là sự hoài nghi, hoang mang, khát vọng và đơn côi. Bởi cậu là một người sâu sắc, nên nỗi cô đơn cũng đậm nét hơn. Chắc khi đặt tên cho nhân vật của mình là Kafka, Haruki Murakami cũng cài vào đấy một ẩn ý gì đó. Có lẽ ông ám chỉ thế giới tâm hồn của nhân vật trong các sáng tác của Kafka: những tâm hồn bất lực, hoang mang trong một thế giới phi lý và đẫm màu huyền thoại.

Kafka bên bờ biển cũng mang màu sắc huyền thoại, và Kafka cũng bất lực, đơn độc hoàn toàn khi đối diện với chính mình.

Như đã nói ở trên, nỗi cô đơn dường như đã trở thành định mệnh cho tất cả các nhân vật. Miss Saeki không chỉ đơn côi ở thời điểm đương thời – khi bà chòng chành giữa quá khứ và hiện tại – mà thực chất, bà đã cảm nhận niềm đơn côi ấy ngày từ khi còn là một cô bé mười lăm tuổi, và rất có thể còn sớm hơn thế. “Hồi cô mười lăm”. Miss Saeki nói với một nụ cười, “cô chỉ muốn đi biệt đến một thế giới khác, đến một nơi ngoài tầm của tất cả mọi người. Một nơi ngoài dòng chảy của thời gian” [16, tr.282]. Vào thời điểm ấy, Saeki không thiếu thứ gì. Một cuộc sống gia đình ổn thỏa. Một bản tính thông minh, tinh tế. Một tài năng nghệ thuật thiên bẩm. Và một nửa tâm hồn mình để chia sẻ mọi giây phút trong cuộc sống, mọi khát khao yêu đương. Nhưng ngay trong hoàn cảnh đủ đầy như vậy, cái cảm giác cô độc vẫn len lỏi và không cách gì dập tắt được: “Cô không trơ trọi một mình, nhưng cô cảm thấy cô đơn ghê gớm. Bởi vì cô biết mình sẽ không bao giờ hạnh phúc hơn lúc đó. Cô biết chắc thế. Vì vậy nên cô mới muốn đi đến một nơi nào đó không có thời gian để có thể mãi mãi giữ nguyên trạng thái hạnh phúc đó” [16, tr. 283]. Cảm giác này khiến người ta liên tưởng tới Hajime trong Phía Nam biên giới, phía Tây mặt

trời. Hajime có tất cả, “Công việc mang lại cho tôi niềm say mê và giúp tôi kiếm được nhiều tiền. Chúng tôi có một căn hộ ở Aoyama, một ngôi nhà nhỏ trên vùng núi ở Hakone, một chiếc BMW và một chiếc jeep Cherokee. Chúng tôi tạo thành một gia đình hoàn chỉnh. Vợ tôi và tôi yêu hai cô con gái. Còn đòi hỏi cuộc đời gì hơn nữa? Ngay cả khi vợ chồng và các con tôi cầu xin tôi nói thẳng với họ rằng họ phải làm gì để trở thành một người vợ tốt hơn, những đứa con tốt hơn, và để tôi yêu họ hơn, tôi cũng sẽ không biết phải nói gì: thật sự là tôi không có gì để chế trách họ hết. Cuộc sống gia đình của tôi hoàn hảo. Tôi không thể tưởng tượng ra nổi một tồn tại nào dễ chịu hơn thế nữa” [14, tr.209 – 210]. Nhưng ngay cả khi cuộc sống hoàn hảo đến thế, lý tưởng đến thế, Hajime vẫn cô đơn. Bởi người con gái anh yêu, bởi mảnh tâm hồn anh vẫn lưu lạc, và anh không thể tìm được cách nào để lại gần cô, để có được cô. Cuộc sống không cô như địa ngục và anh không thể chia sẻ mình với ai nữa: “Thế nhưng, kể từ khi Shimamoto – san biến mất, tôi có cảm giác mình đang sống trên mặt trăng, không có ôxy để thở. Không có Shimamoto – san, tôi không còn nơi nào trên đời này để mở lòng mình nữa” [14, tr.210]. Nhưng khác với Hajime, Saeki tuy có người yêu thương ngay gần kề nhưng vẫn cứ đơn côi. Bởi Saeki ý thức được dòng thời gian một chiều sẽ chảy trôi bất tận, và vạn vật sẽ phải khác xưa. Đó là nỗi cô đơn của một người hiểu quy luật đất trời, hiểu xoay vần tạo hóa, hiểu được sự vô định của đời người và sự bất thường của dòng đời. Saeki đã làm tất cả để níu giữ hạnh phúc – níu giữ khoảng thời gian mà cô cho là mình hạnh phúc. Nhưng không ai chống lại được tự nhiên. Dĩ nhiên, cô không thể thay đổi được, hoặc giả như cô có thay đổi được, thì cũng phải chịu hậu quả rất nặng nề. Không duy trì được trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu ấy, “cô đành sống ở đây, trong cái thế gian này, nơi mà mọi thứ cứ liên tục hỏng đi, lòng người luôn thay đổi và thời gian thì cứ trôi chảy không ngừng”. [16, tr.283]. Cô chấp nhận thực tại ấy nhưng không sao thỏa hiệp được với nó. Để cuối cùng, cô thành Miss Saeki chông chênh và cô độc trong từng giây phút sống của đời mình.

Ngay cả bạn trai của Miss Saeki khi còn sống cũng không tìm được sự thich ứng với cuộc sống: “Cậu ấy không thích trò chuyện với đám trẻ cùng tuổi – không

đồng cảm mà – cho nên phần lớn thời gian, cậu ta cứ ru rú trong phòng đọc sách hoặc nghe nhạc” [16, tr.283]. Trút những tâm sự và tìm kiếm cảm giác từ những cuốn sách chính là biểu hiện nỗi cô đơn của chàng trai ấy. Dường như cậu và Saeki đã có một tình yêu tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới, giống như họ không tạo lập bất cứ mối quan hệ nào với những người xung quanh. Không có cây cầu nào được bắc lên, chỉ có những bức tường được xây cao mãi. Có lẽ vì thế, vì cạn kiệt nguồn sẻ chia, mà họ càng cảm thấy nỗi cô đơn đến bất lực của tâm hồn.

Khi cô giáo Okamochi miêu tả cảm giác của mình trên Đồi Bát Cơm: “Tôi đứng đó, ôm chặt Nakata trong tay, cảm thấy như muốn chết hoặc biến mất. Nơi chân trời, chiến tranh khốc liệt đang tiếp diễn, vô số người đang chết. Tôi không còn biết thế nào là đúng, thế nào là sai nữa. Có thật tôi đang nhìn thấy thế giới thực tại hay không? Tiếng chim tôi đang nghe thấy có thực hay không? Tôi thấy mình đứng trơ trọi trong rừng, bối rối tột độ, máu vẫn trào ra từ tử cung. Tôi tức giận, sợ hãi, bối rối – tất cả hòa làm một” [16, tr.116] cũng chính là khi cô chia sẻ với chúng ta cái cảm giác cô đơn, bất lực, hoang mang, thậm chí nghi ngờ sự tồn tại của bản thân. Cảm giác ấy không phải là khó hiểu, cũng không phải trừu tượng. Nó rất gần gũi với tâm hồn nhiều người. Haruki Murakami đã khai thác nỗi cô đơn trong tâm trí con người – như một cái giếng không đáy, một cái mỏ vô tận – để tìm kiếm sự đồng cảm, qua đó hình thành mạng lưới liên kết những tâm hồn lại với nhau, tạo chút ánh sáng để sưởi ấm cho tan chảy bớt cô đơn. Kafka bên bờ biển là sự đan xen, hòa quyện của muôn ngàn nỗi cô đơn. Bản thân cuốn tiểu thuyết cũng là “một tâm hồn cô đơn lạc đến một bến bờ phi lý” [16, tr. 261]. Và nỗi cô đơn vẫn tồn tại đến tận cùng tác phẩm, khi Kafka chấm dứt cuộc hành trình, quay trở về nhà để bắt đầu một con đường mới, “là một bộ phận của thế giới mới toanh”. Nhưng nỗi cô đơn ấy giống như lửa rèn sắt, đá mài gươm, nó sẽ giúp con người trưởng thành hơn, chín

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)