Sự đảo lộn trật tự không – thời gian

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 72)

5. Cấu trúc của đề tài

3.1.3 Sự đảo lộn trật tự không – thời gian

Có thể nói, bất kể một diễn biến, một sự kiện nào cũng đều được đặt trong một tọa độ không – thời gian nhất định. Nó giúp bạn đọc có thể hình dung được rõ ràng trình tự của câu chuyện, thậm chí có thể hình dung được phần nào dụng ý nghệ thuật của tác giả. Haruki Murakami không – thời gian không được xây dựng theo trật tự tuyến tính thông thường. Kafka bên bờ biển có sự đảo lộn trật tự thời gian, có sự mở rộng đến vô cùng tận của không gian và có cả sự hòa quyện giữa chúng.

Do tiểu thuyết được cấu tạo bởi hai mạch truyện song song, vì vậy, vùng không gian được khai thác cũng được mở theo hai hướng khác nhau. Nếu như những chương lẻ là không gian trong cuộc sống của Kafka với căn nhà lạnh lẽo, thư viện tư xinh xắn, căn phòng khách sạn tồi tàn hay khu rừng ở vùng núi Kochi thì những chương chẵn là không gian trong cuộc hành trình của ông lão Nakata với bãi đất trống đầy mèo hoang, căn phòng băng giá với Johnnie Walker, buồng lái xe tải, nhà nghỉ bình dân. Ở họ có điểm đến trùng hợp, đó là đều sống ở Nakano, Tokyo và đều hướng về Takamatsu, tới Thư viện tưởng niệm Koruma nhưng người đọc vẫn

có cảm giác họ tồn tại trong một không gian riêng khác. Hai mạch truyện kể song song với các địa điểm cứ dần dần trùng hợp khiến độc giả không thể không liên tưởng đến sự tương ngộ kỳ diệu của số phận.

Murakami cũng đặt các nhân vật của mình vào sự đảo xoáy của của thời gian. Tại thời điểm hiện tại, người ta có thể chìm đắm trong những suy tư về quá khứ, hồi tưởng lại những sự việc đã qua. Chẳng hạn, khi đang vi vu trong chiếc Miata với Kafka, Oshima đã đưa cậu bé và người đọc quay ngược lại quá khứ đang cố chôn vùi của Miss Saeki để hiểu thêm về cuộc đời người phụ nữ bí ẩn này. Hay lão Nakata, trong khi ngồi ở công viên Kobe để đợi Hoshino cũng đã nhớ lại cuộc đời mình. Người đọc cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ với cách sử dụng thời gian của Murakami. Trong những chương đầu, khi bạn đọc đang mải miết theo dõi cuộc thu xếp để bỏ đi của Kafka thì bỗng nhiên bắt gặp những văn bản tối mật, thế là lại phải ngược về năm 1944, 1946 với sự kiện Đồi Bát Cơm và các cuộc thẩm vấn liên quan. Rồi sang chương sau lại là Kafka với chuyến xe bus xuyên đêm. Rồi lại đến những dòng văn bản của Bộ Quốc phòng. Nghĩa là đọc giả đi đi về về, trở ngược trở xuôi với hai mốc thời gian ấy. Đồng thời với đó, các vùng không gian cũng được mở ra: quận Nakano, chuyến xe bus với tỉnh Yamanashi. Tâm trí người đọc buộc phải như con thoi để tiếp nhận những thông tin ở hai vùng không gian và thời gian cách nhau quá xa. Murakami còn để cho nhân vật của mình liên tục hoài nhớ. Kafka ở trong rừng một mình và vẫn nhớ tới đêm ở lại phòng Sakura. Hay khi đã thức giấc, bắt đầu một ngày mới, cậu vẫn bị ám ảnh bới cô gái mười lăm tuổi đột nhiên xuất hiện giữa đêm ở thư viện. Người đọc vừa phải bám sát ngày hôm nay của nhân vật, vừa phải luôn nhớ lại quãng thời gian mà nhân vật đã trải qua. Bạn đọc chắc hẳn sẽ phải rất vất vả ngược xuôi giữa những khoảng không – thời gian đã bị Murakami cố tình xáo tung lên ấy.

Kafka bên bờ biển cũng xuất hiện các sự kiện lịch sử đã xảy ra từ lâu. Murakami đề cập đến cuộc chiến tranh nước Nga năm 1812, cuộc chiến của Napoleon, các cuộc chiến tranh Nhật Bản. Ông cũng viết về tên tội phạm Đức Quốc xã Adolf Eichmann, về những người lính bị lạc trong rừng ở Thế chiến II. Việc đề

cập đến các sự kiện lịch sử này cũng chính là một cách kéo dài thời gian ra xa mãi, phá vỡ trật tự tuyến tính thông thường. Đồng thời, chính thời gian lịch sử có thật này lại làm nổi bật cái “ảo” của thời gian. Murakami đưa ra những sự kiện không liên quan lắm đến diễn biến của câu chuyện như là một cách để làm rối loạn dòng kể chuyện.

Không gian trong các tác phẩm của Haruki Murakami thường là những không gian nhỏ hẹp, phù hợp với các tiểu tự sự mà ông hướng tới. Trong Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời, không gian chủ yếu là ở hai quán bar của Hajime. Trong Người Ti – vi, không gian bó hẹp trong căn hộ và công ty của nhân vật “tôi”. Tuy nhiên, đến Kafka bên bờ biển, dường như Murakami đã mở rộng về không gian. Câu chuyện được mở ra từ thành phố Tokyo nhộn nhịp, ở vùng hẻo lánh của Takamatsu (thư viện), thậm chí lan tới cả vùng núi. Có lẽ đây là câu chuyện về cuộc hành trình của những con người cụ thể, vì vậy Murakami đã lựa chọn những không gian, thời gian xác định, nghĩa là cụ thể hóa đến từng giờ, từng phút. Chẳng hạn, trong lịch trình của Kafka người ta biết được đúng ba giờ chiều, cậu quảy ba lô ra đi. Trên chuyến xe bus xuyên đêm, đúng bốn giờ ba mươi ba phút sáng cậu chợt tỉnh giấc. Cậu bị ngất rồi tỉnh lại tại khu miếu đường lúc hai mươi ba giờ hai sáu phút. Thậm chí cậu còn ghi nhật ký rõ ràng: “Tôi nghĩ đến cuốn nhật ký của mình.

28 tháng Năm… tốt, vậy là tôi đã không mất ngày nào” [16, tr.81]. Thời gian biểu của cậu những ngày trên vùng núi Kochi cũng được liệt kê rõ: “tôi thức dậy sau sáu giờ một chút”, “ngày hôm sau”, “đến chiều”, “đêm thứ ba”, “đến ngày thứ tư”… Với Nakata, tình trạng xảy ra cũng tương tự. Mọi thứ ông lão ngoại lục tuần làm cũng rất cụ thể về thời gian: trước mười giờ thì thu dọn hành lý ra đi, tám giờ tối đến Fujigawa, sau năm giờ sáng đến Kobe, tám giờ tối đến ga Tokushima của Shikoku… Không gian cũng cụ thể không kém: khối X. quận Nakano, vùng núi Kochi, địa danh Takamatsu thuộc Shikoku, đến cả Thư viện tưởng niệm Komura cũng được miêu tả chính xác đường đi tới đó [tr.41], phác họa rõ ràng dáng vẻ thư viện [tr.42]. Cả thời gian lẫn không gian đều được cụ thể hóa đến mức tưởng như không cần thiết. Nhưng chính sự chính xác ấy đã tạo cảm giác tin cậy cho người

đọc, đồng thời khiến quá khứ như đồng dạng với hiện tại. Người đọc có thể tưởng tượng được, vào giờ đó, tại đó, nhân vật đang làm gì. Ngay trong hiện tại người ta cũng có thể hình dung ra quá khứ, hay nói cách khác, quá khứ luôn đồng hành với hiện tại, khiến người ta có thể “bị cuốn về nơi ấy. Về thời ấy” [16, tr.316], khiến người ta “có thể chạm vào những cái bóng của quá khứ và hình dung bản thân mình như một bộ phận của quá khứ ấy” [16, tr.168]. Nhưng bên cạnh đó, chính sự cụ thể hóa ấy lại làm gia tăng cái cảm giác mơ hồ. Ấy là khi ngay cả những sự việc tưởng như đóng khung trong khoảng không – thời gian ấy, tưởng như bất biến mà cuối cũng cũng chỉ như hư vô. Cũng giống như ngôi nhà gỗ trên vùng núi Kochi mà Kafka đã sống bốn ngày, nhưng trong phút chốc bỗng trở nên hư ảo hơn bao giờ hết. Vì thế, cảm giác cô đơn, sự nhỏ bé, bơ vơ của kiếp người lại càng được tô đậm hơn. Trước vũ trụ (được cụ thể hóa bởi không gian và thời gian), không gì là vĩnh cửu cả và sự hoang mang, mơ hồ, chống chếnh của con người được cảm nhận rõ ràng hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)