Sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 74)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2.1 Sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo

Có một điều người ta dễ dàng cảm nhận được khi đến với tác phẩm của ông, đó là không khí bàng bạc như nửa thực nửa hư. Có lẽ không khí truyện nhiều bí ẩn ấy đã cuốn chúng ta đi, giống như Nhật Chiêu đã khẳng định: “Giấc mơ và tưởng tượng lôi cuốn chúng ta đi khi đọc Murakami Haruki” [34].

Trong Kafka bên bờ biển, những điều bí ẩn xuất hiện với tần số cao, nếu như không muốn nói là cuốn tiểu thuyết luôn tràn ngập những điều kỳ bí. Murakami đã tìm cho mình cách kiến tạo thật đặc biệt. Bất cứ sự kiến nào xảy ra trong tác phẩm cũng được điểm xuyết một chút gì đó của sự bí hiểm. Nhưng ông lại luôn đưa đủ bằng chứng để chứng tỏ sự việc ấy hoàn toàn thực tế. Chẳng hạn, ngay đầu tác phẩm, Murakami đề cập đến sự kiện Đồi Bát Cơm. Cơ sở thực tế của nó rất vững chắc: có cụ thể ngày tháng xảy ra sự kiện (năm 1944), trích dẫn cả văn bản thẩm vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ về các nhân chứng liên quan. Nhưng nguyên nhân của vụ hôn mê tập thể ấy vẫn là một dấu hỏi lớn. Nhưng rõ ràng nó đã để lại hậu quả

lớn (bọn trẻ không nhớ gì về việc đó, thậm chí Nakata phải mất hai tuần để hồi phục và đánh mất khả năng đọc, viết của mình). Chính điều này đã tạo sự mơ hồ, hoang mang trong nhận thức của người đọc.

Không khó khăn để chúng ta nhận dạng được những điều kỳ bí trong tác phẩm. Kafka bên bờ biển chứa đựng những nhân vật ảo, sự kiện ảo, không gian và thời gian ảo. Nhân vật Nakata có khả năng nói chuyện với mèo, Jonhnie Walker – kẻ diệt mèo, cô gái mười lăm tuổi ẩn mình trong Miss Saeki hay Đại tá Sanders đều như không có thực. Sự kiện Đồi Bát Cơm, cái sáo bằng hồn mèo, cái chết của điêu khắc gia Koichi Tamura, mưa cá, mưa đỉa,… đều là những sự việc khó lòng giải thích. Thời gian cũng như bị biến dạng. Không gian cũng hư hư thực thực với “thị trấn bên rìa thế giới” với sự canh giữ của hai người lính còn sống sót sau Thế chiến II canh giữ. Đến với Kafka bên bờ biển, người đọc như quay cuồng trong hàng loạt câu hỏi. Đâu là thực? Đâu là ảo? Chính sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo ấy đã tạo nên sự bí ẩn cho toàn bộ tác phẩm, kích thích óc tò mò và trí tưởng tượng của bạn đọc.

Yếu tố “ảo” tồn tại trong Kafka bên bờ biển khiến người ta liên tưởng đến cái kỳ ảo trong văn học. Cái kỳ ảo được coi là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, có xuất phát điểm từ thực tế, được nảy sinh khi có sự chuyển giao giữa cái bình thường và cái siêu nhiên. Đặc biệt, xã hội càng phát triển, càng tiến tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật thì yếu tố kỳ ảo lại càng có vị trí quan trọng trong văn học nghệ thuật. Thời hậu hiện đại với nền văn minh hậu công nghiệp, với chủ nghĩa kỹ trị và sự “vật chất hóa” con người thì yếu tố kỳ ảo còn đóng vai trò như sự cứu vớt con người khỏi tình trạng tư duy duy lý xơ cứng, có khả năng điều chỉnh, giúp con người tìm được trạng thái cân bằng trong đời sống tâm hồn. Yếu tố kỳ ảo trở thành thứ “gia vị” không thể thiếu của chủ nghĩa hậu hiện đại. Và cái “ảo” trong Kafka bên bờ biển cũng chính là sự nối dài của yếu tó kỳ ảo trong văn học ấy. Nhưng khác với thời Cổ đại – thời mà yếu tố ảo tồn tại trong các truyền thuyết, truyền thuyết khiến quần chúng kính sợ, nể vì – “ảo” của chủ nghĩa hậu hiện đại không khiến người đọc sợ hãi nữa. Ngược lại, người ta dễ dàng chấp nhận nó như một thủ pháp

để nhà văn phản ánh hiện thực, phản ánh xã hội. Ảo như một phần của cuộc sống, nó ăn sâu vào tiềm thức và không cách chi gỡ bỏ được. Chính sự đa xen giữa yếu tố thực và ảo trong Kafka bên bờ biển cũng là một cách để Murakami làm nổi bật sự bất tín nhận thức của con người hậu hiện đại. Con người quan niệm thế giới “như là sự hỗn độn, vô nghĩa và bất khả nhận thức” [1, tr.16]. Yếu tố “ảo” đã làm gia tăng sự bất khả nhận thức ấy. Đồng thời, xét đến cùng, “đây là kết quả từ quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa hậu hiện đại trong việc đả phá tư duy lý trí, đầy tỉnh táo của thi pháp cũ” [1, tr.427].

Thực và ảo được Murakami dung hòa với nhau một cách khéo léo. Trong ảo có thực và trong thực có ảo. Có thể nói, sáng tác của Murakami là “một dạ tiệc linh đình của giấc mơ và tưởng tượng đầy ma ảo”. Nhưng chính cái ảo ấy là làm nổi rõ cái thực, đúng như Nhật Chiêu đã khẳng định: “Chính nhờ vào tưởng tượng và giấc mơ mà thế giới của Haruki lại rất thực, thực hơn nhiều văn tài khác” [34].

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)