13 Kĩ năng tìm ý

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 50)

2 1 3 1 Sử dụng bản đồ tư duy

“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên cứu chủ

đề ở mức độ sâu hơn Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân thành nhiều nhành nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của bản thân chúng, điều này khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thường không thể làm được ” (Tonny Baznen, Nguyễn Lê Hồi Ngun dịch, 2017)

GV có thể rèn luyện cho HS kĩ năng lập bản đồ tư duy (hoặc sơ đồ tư duy) theo 2 mức độ:

- Mức độ 1: Cho sẵn mẫu bản đồ tư duy với một vài liên tưởng gợi ý, HS sẽ tự điền thêm từ khóa và phát triển mạng liên kết theo nội dung bài TLV Mức độ này thường dùng khi mới hướng dẫn cho HS lập dàn ý bằng bản đồ tư duy

- Mức độ 2: Chỉ giới thiệu cho HS những vấn đề chính của bài học hiểu để HS xác định những từ khóa HS sẽ tự lập bản đồ theo tiến trình lạp dàn ý Mức độ này dùng khi HS đã quen thuộc với việc lập bản đồ tư duy Yêu cầu này GV có thể cho HS làm dưới dạng bài tập về nhà Có một số thơng tin HS có thể chuẩn bị trước ở nhà Có một số thơng tin các em sẽ tiếp tục phát triển khi ở trên lớp thông qua những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận hay hoạt động nhóm Việc này sẽ khắc phục được tồn tại của kỹ thuật này là tốn nhiều thời gian Lúc đó sơ đồ tư duy cũng có thể được hồn thiện ngay trong giờ học

Ví dụ: Viết đoạn văn kể về tổ em – Tuần 15 Các bước thực hiện:

Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài, từ đó xác định từ khóa: Tổ em Bước 2: Tìm ý bằng hệ thống câu hỏi gợi ý

- Tổ em là tổ mấy? Tổ em gồm những bạn nào? - Mỗi bạn có đặc điểm gì hay, ấn tượng?

- Tình cảm của các bạn trong tổ như thế nào? - Tình cảm của em đối với các bạn?

Bước 3: Lập bản đồ tư duy thể hiện dàn ý

Bước 4: Thuyết trình (làm bài văn nói) dựa vào bản đồ tư duy

* Ưu điểm: Bản đồ tư duy hiển thị liên kết giữa các ý tưởng một cách rõ ràng và có hệ thống Điều này giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn

- Bản đồ tư duy cịn cho phép HS sáng tạo khơng ngừng về hình vẽ, màu sắc Điều này làm tăng hứng thú học tập của các em

* Hạn chế: mất nhiều thời gian cho HS lập bản đồ tư duy đặc biệt là đối với đối tượng HS yếu Do vậy tiến trình tiết trình dạy học sẽ bị ảnh hưởng

2 1 3 2 Sử dụng kĩ thuật câu hỏi Socrates

Đây là kỹ thuật thiết lập các câu hỏi quan trọng để khai thác và định hướng cho cuộc hội thoại, hình thành các ý tưởng khi HS tìn hiểu đề bài, xác định đối tượng để viết

Phân loại câu hỏi Socrates: - Câu hỏi làm rõ

- Câu hỏi về một câu hỏi - Câu hỏi giả định

- Câu hỏi lý do và bằng chứng - Câu hỏi về nguồn gốc

- Câu hỏi hàm ý và hệ quả - Câu hỏi quan điểm

GV đưa ra một chủ điểm hoặc một quan điểm về đề bài, HS sẽ nêu những ý kiến của bản thân về vấn đề đó GV ghi ngắn gọn những câu trả lời của HS và tiếp tục mời những HS trong lớp nêu quan điểm cá nhân

Ví dụ: Nói, viết về bảo vệ mơi trường – Tuần 32

- Em hãy đưa ra lý do tại sao em lại chọn việc làm làm đó? - Tại sao việc bảo vệ mơi trường lại quan trọng?

- Em có thể diễn tả lại em đã làm việc đó như thế nào?

Đây là một chủ đề mở, HS có thể chọn bất kì việc đã làm để góp phần bảo vệ mơi trường Việc trả lời những câu hỏi theo Socrates giúp HS phát triển tư duy phản biện, tăng khả năng sử dụng vốn từ Thơng qua đó hình thành được các ý cần sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản viết

Khi sử dụng các dạng câu hỏi Socrates cần lưu ý: - Sử dụng thời gian chờ ít nhất 30s

- Theo sát các ý kiến trả lời của HS - Đưa ra những câu hỏi thăm dị

- Tóm tắt thường xuyên bằng cách ghi lại những điểm mấu chốt vừa được thảo luận

- Thu hút càng nhiều HS tham gia càng tốt

- Để HS tự mình khám phá kiến thức qua những câu hỏi thăm dò mà GV đưa ra

2 1 3 3 Ứng dụng thuyết đa trí thơng minh của Graner trong dạy TLV

Thuyết đa trí thơng minh (hay đa trí tuệ) được nghiên cứu bởi Howard Gardner (Đại học Harvard, Mỹ) từ những năm 1980 Howard Gardner khẳng định mỗi con người có 9 hoặc hơn 9 loại hình thơng minh Trí thơng minh (intelligence) được ơng cho là “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều mơi trường văn hóa” 9 loại hình trí thơng minh gồm:

- Trí thơng minh ngơn ngữ (Verbal-Linguistic Intelligence)

- Trí thơng minh Logic – tốn (Mathematical-Logical Intelligence) - Trí thơng minh vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence)

- Trí thơng minh âm nhạc (Musical Intelligence)

- Trí thơng minh khơng gian/thị giác (Visual-Spatial Intelligence) - Trí thơng minh nội tâm (Intrapersonal Intelligence)

- Trí thơng minh thiên nhiên (Naturalist Intelligence) - Trí thơng minh hiện sinh (Existential Intelligence)

Vận dụng thuyết đa trí thơng minh vào trong q trình dạy học có thể hiểu là việc GV căn cứ vào những đặc điểm về trí thơng minh của đối tượng mình giảng dạy từ đó xây dựng và lựa chọn các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức để tạo hứng thú học tập cho HS Mục đích của việc vận dụng thuyết đa trí thơng minh vào giờ TLV nhằm giúp HS phát huy được khả năng học tập cao nhất, hoàn thiện kĩ năng cho HS

Đối với phân mơn TLV, GV có thể vận dụng thuyết đa trí thơng minh trong hoạt động tìm ý

Bước 1: HS xác định yêu cầu của đề bài (trí thơng minh ngơn ngữ, logic) Bước 2: Hướng dẫn HS thảo luận, tìm ý (trí thơng minh hướng ngoại) Bước 3: HS thiết lập bản đồ tư duy tạo dàn ý (trí thơng minh ngơn ngữ,

logic, khơng gian), HS có thể thêm màu sắc, hình vẽ từ cuộc sống thiên nhiên phù hợp với chủ đề vào bản đồ tư duy (thông minh tự nhiên)

Bước 4: HS trình bày về bản đồ tư duy tạo lập ý trước nhóm, lớp (trí

thơng minh hướng ngoại, vận động, âm nhạc)

Một bài dạy không nhất thiết phải áp dụng tất cả các loại trí thơng minh GV cần linh hoạt áp dụng phù hợp với nội dung bài, thời lượng cũng như đối tượng HS

2 1 3 4 Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W – 1H

Khái niệm 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard Kipling

Hình 2 1 Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W – 1H

(Nguồn Internet) Để trình bày một ý tưởng, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi:

WHAT? (Cái gì?)

- Cái đó là gì?

- Nó đề cập đến vấn đề gì?

- Kế tiếp sự kiện này, thì cái gì khác xảy ra? …

WHERE (Ở đâu?)

- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực nào? - Sự kiện này xảy ra ở địa điểm nào?

- Vấn đề này còn liên quan đến các lĩnh vực nào khác?

- Bài này sẽ được trình bày trong nhóm hay trước lớp?

WHEN (Khi nào?) - Sự kiện này xảy ra khi nào?

- Thời gian đó có điều gì đặc biệt ?

WHY (Tại sao?)

- Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này?

- Tại sao tác giả cuốn sách lại lựa chọn cách sắp xếp như thế này? …

Ví dụ: Áp dụng kĩ thuật 5W – 1H trong hướng dẫn tìm ý bài Kể về một trận thi đấu thể thao (Tuần 30)

HS có thể trình bày dàn ý dưới dạng ghi chép các ý chính hoặc theo bản đồ tư duy Việc áp dụng câu hỏi 5W1H giúp các em đảm bảo tính logic về nội dung của đoạn văn khi viết Tuy nhiên, kĩ thuật này phù hợp với những chủ đề về những sự kiện, hoạt động

WHAT

- Đó là mơn thể thao nào?

- Trận đấu được bắt đầu bằng hoạt động gì? - Kết quả của trận đấu ra sao?

WHEN

- Trận đấu diễn ra vào thời gian nào? Khoảng tháng mấy? - Thời gian trận đấu là bao nhiêu phút?

WHERE

- Trận đấu được tổ chức ở đâu?

- Em biết các thơng tin về trận đấu đó qua phương tiện truyền thơng nào?

WHY - Tại sao em lại chọn trận đấu này để kể?

HOW

- Khơng khí của trận thi đấu như thế nào?

- Cảm xúc/ tình cảm/ suy nghĩ của em về trận đấu?

WHO

- Trận đấu diễn ra đội tuyển của các quốc gia nào? - Em có xem trực tiếp khơng? Có ai cùng xem với trận đấu đó?

- Cầu thủ nào đã ghi bàn?

HOW (Như thế nào?)

- Công việc này nên bắt đầu như thế nào?

- Các sự kiện và nhân vật trong này được kết nối như thế nào?

- Ý nghĩa của điều đó như thế nào?

WHO (Ai?)

- Ai đã nghiên cứu vấn đề này?

- Bài trình bày sắp tới dành cho đối tượng nào? - Ai là tác giả của cuốn sách là ai?

Hình 2 2 Lập dàn ý bằng bản đồ tư duy và kĩ thuật 5W – 1H 2 1 4 Kĩ năng phát hiện và sửa lỗi

Đối với chương trình hiện hành ở lớp 3 khơng có thời lượng dành cho việc trả bài Do đó, việc hình thành kĩ năng phát hiện và sửa lỗi thường bị GV bỏ qua Vì vậy, đoạn văn của HS có rất nhiều lỗi về dùng từ, câu và ý

Ví dụ: Trong bài viết về cảnh đẹp đất nước, có em viết: “ Em thích nhất là cảnh đẹp sơng Hồ Gươm”

Khi sửa bài, GV cần có tiêu chí cụ thể để giúp HS hình thành kĩ năng đánh giá, nhận xét bài của bạn cũng như kĩ năng nhận phản hồi từ bạn và thầy cô giáo để chủ động sửa sai làm cho đoạn văn của mình hay hơn, sinh động hơn

Ví dụ: Trong bài viết về cảnh đẹp đất nước, GV cần hướng dẫn HS nhận xét:

+ Bạn đã giới thiệu được một cảnh đẹp ở đất nước Việt Nam để kể chưa?

+ Bạn có kể được những cảnh vật ở đó khơng? + Con người nơi đó bạn kể ra sao?

+ Bạn kể về kỉ niệm của bạn với nơi đó như thế nào? + Bạn thể hiện được tình cảm với cảnh đẹp đó ra sao?

Ngồi việc hướng dẫn cho HS nhận xét đoạn văn của bạn về nội dung, tơi cịn giúp HS phát hiện và giúp bạn sửa lại cách diễn đạt để câu văn hay hơn, sinh động hơn Hoặc có thể giao yêu cầu cho HS lắng nghe hoặc đọc bài của bạn, ghi chép lại câu văn hoặc chi tiết em thấy thích nhất Điều này sẽ giúp HS tích lũy thêm được vốn từ và kĩ năng diễn đạt

2 2 Quy trình rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướngphát triển NLNN phát triển NLNN

Trong số các bài viết đoạn văn ngắn ở lớp 3, chỉ có bài “Viết về một trận thi đấu thể thao” được dạy trong một tiết Các bài còn lại thường được yêu cầu thực hiện sau phần thực hành “nói”, thời gian để HS thực hành viết đoạn văn chỉ còn khoảng một nửa tiết học Do vậy, phần tìm ý và tạo lập ngơn bản nói nằm ở tiết 1 của chủ đề Viết về trận thi đấu thể thao, các chủ đề còn lại đều được tiến hành trong một tiết dạy

Có thể tổng kết quy trình dạy viết đoạn cho HS thơng qua 4 bước sau:

2 2 1 Tìm hiểu yêu cầu của đề bài

Đây chính là bước lên ý tưởng (Prewriting): HS xác định yêu cầu của đề bài, viết, về chủ đề gì, viết thể loại văn gì, viết cho ai, viết những ý gì, những thơng tin tham khảo là gì, ai có thể hỗ trợ…

2 2 2 Hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề bài

Ở bước viết nháp (drafting) này, HS viết ra tất cả các ý tưởng có cho đoạn văn theo suy nghĩ và mạch cảm xúc Các em có thể vẽ sơ đồ tư duy, lập hệ thống ý theo câu hỏi 5W – 1H, câu hỏi Socrates … GV không sửa lỗi hay can thiệp ở bước này sẽ làm gián đoạn, hạn chế sự sáng tạo của HS

2 2 3 Thực hành kĩ năng viết đoạn

Đây là bước viết bài (revising/ rewriting): HS sẽ viết bài văn hoàn chỉnh dựa vào bài viết nháp ở bước trên Các em sẽ lược bỏ những ý bị chùng lắp,

những từ chưa phù hợp hoặc khơng rõ nghĩa, sắp xếp lại câu văn cho đúng trình tự logic

2 2 4 Đánh giá, nhận xét

Bước hoàn thành, trưng bày sản phẩm (publishing): Hs hoàn thành bài làm của mình và chi sẻ đoạn văn với nhiều hình thức như: trưng bày lên góc học tập của lớp; đọc bài văn của mình cho bạn trong nhóm, lớp nghe; chia sẻ bài viết của mình cho người thân trong gia đình GV có thể tổ chức cho HS ghi cảm nhận ngắn hoặc điều mình học được sau khi đọc đoạn văn của bạn

Trong phân phối chương trình TLV lớp 3 khơng có tiết trả bài nên GV cần linh động sắp xếp thời gian trong tiết học để cho HS đọc bài của bạn để trao đổi những ý hay hoặc phân tích lỗi trong bài viết của bạn hoặc thiết kế những hoạt động tiếp nối ở nhà

Ví dụ: Hãy đọc đoạn văn em viết kể về trận thi đấu thể thao cho ba mẹ (người thân nghe) và ghi lại cảm nhận của ba mẹ (người thân) em về đoạn văn đó

Ở lớp 3, chuẩn kiến thức kĩ năng phân môn TLV chưa yêu cầu HS viết thành một đoạn văn có 3 phần gồm mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn Tuy nhiên, trong quá trình dạy, GV cần chú trọng hướng dẫn HS viết đoạn văn có cấu trúc đầy đủ, gồm:

- Câu mở đoạn: giới thiệu đối tượng cần viết - Các câu phát triển đoạn: kể về đối tượng

- Câu kết đoạn: tình cảm, suy nghĩ của bản thân về đối tượng viết

Vận dụng trình tự này trong khi viết, HS sẽ thuận lợi trong việc đảm bảo tính mạch lạc của đoạn văn, đoạn văn cũng sẽ đầy đủ ý nghĩa về mặt nội dung

GV cần đảm bảo thời gian cho HS thực hành viết Khoảng thời gian dành cho hoạt động này theo chúng tôi là khoảng từ 12 – 15’ cho HS viết đảm bảo yêu cầu của đề bài từ 5 – 7 câu ở HKI và 7 – 10 câu ở HKII

2 3 Xây dựng các bài tập rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theođịnh hướng phát triển NLNN định hướng phát triển NLNN

Để rèn kĩ năng viết cho HS, chúng tôi đi từ việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp HS phát triển từ, câu đến hướng dẫn HS tìm ý, liên kết đoạn và thực hành viết đoạn

Việc xây dựng bài tập nhằm phát triển vốn từ, liên kết câu trong dạy TLV không phải là hoạt động trọng tâm trong tiết dạy Tuy nhiên, thông qua thực hành bài tập, HS được phát triển khả năng ngơn ngữ từ đó vận dụng vào việc viết đoạn văn, luyện tập thành thạo để hình thành kĩ năng viết Các bài

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 50)