22 Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 91 - 100)

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 3 2 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về mặt kĩ năng viết đoạn văn Lần Thực nghiệm Đối chứng 1 1 5 2 2 5 3 3 5 4 4 5 5 1 1 5 2 2 5 3 3 5 4 4 5 5 Lần 1 SL 0 0 0 0 3 1 10 6 4 0 0 0 0 3 3 6 7 5 % 0 0 0 0 12,5 4,1 41,7 25,0 16,7 0 0 0 0 12,5 12,5 25 29,2 20,8 Lần 2 SL 0 0 0 0 0 0 0 8 16 0 0 0 0 0 2 2 9 9 % 0 0 0 0 0 0 0 33,3 66,7 0 0 0 0 0 14,7 8,3 37,5 37,5

Kết quả thực tế khi vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN với đối tượng HS lớp 3, qua bảng 3 2 và biểu đồ 3 1 cho thấy khơng có HS đạt điểm từ 0 đến 2,5; ở điểm 3,0 trong viết đoạn của TLV lớp 3 giữa phương pháp dạy học theo truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển ngôn ngữ của HS là khơng có sự khác biệt nhiều về kĩ năng viết đoạn văn Ở thang điểm 3,5, phương pháp dạy học phổ biến hiện hành mức độ HS đạt cao hơn so với phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển ngôn ngữ cho HS là 8,3% Nhưng ở mức điểm 4,0 đến 5,0 đã có sự khác biệt rất lớn, khi áp dụng các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển NLNN đã cải thiện kĩ năng viết đoạn văn của HS và kết quả HS đạt mức điểm 4,0 trở lên cao hơn so với cách dạy truyền thống và đặc biệt cao nhất ở mức điểm 4, thì số lượng HS ở lớp thực nghiệm khá cao chiếm tỉ lệ tới 41,7% và cao hơn so với phương pháp truyền thống là 16,7% Về mức điểm 4,5 đến 5,0 thì việc tiến hành tiết dạy theo cách hiện hành có số HS đạt cao hơn nhưng sự khác biệt này không đáng kể

Thực tế vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN lần 2 ở các lớp 3 của trường TH, THCS & THPT Vinschool qua bảng 3 2 và biểu đồ 3 2 cho thấy: cả hai phương pháp đều khơng có HS đạt điểm từ 1 đến 3,0; Ở mức điểm từ 3,5 đến 4,0 dạy học theo phương pháp hiện hành có 14,7% HS trong lớp đạt mức điểm 3,5 và 8,3% số HS của lớp đạt mức 4,0, trong khi đó dạy học theo phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN thì khơng có HS nào có mức điểm 3,5 đến 4,0; ở điểm 4,5 đến 5,0 khi áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN thì có tới 33,3% số HS đạt mức điểm 4,5 và có đến 66,7% số HS trong lớp đạt điểm 5,0, trong khi đó dạy học theo phương pháp hiện hành có 37,5% số HS trong lớp đạt điểm 4,5 và 37,5% số HS đạt điểm 5,0

Qua đây cho thấy rằng, dạy học áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN thì kết quả về viết đoạn văn trong phân môn TLV lớp 3 cao hơn Số lượng HS đạt điểm 5 ở lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng Bài viết của HS có ý phong phú, diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng Một số bài làm sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, bước đầu biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa Quan sát trong tiết học, nhóm HS thực nghiệm tích cực hoạt động và duy trì hứng thú học tập tốt hơn nhóm HS đối chứng Các em thường xuyên giơ tay phát biểu xây dựng bài học và tự tin hợp tác, chia sẻ ý kiến với bạn trong các hoạt động nhóm, lớp

Hình 3 2 Biểu đồ thể hiện kết quả làm bài của 2 nhóm (lần 2)

Kết quả chung của 2 lần thực nghiệm ở 2 lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường TH, THCS & THPT Vinschool, quận Bình Thạnh,

TP HCM: cả 2 lớp khơng có HS điểm từ 0,0 đến 2,5; Lớp đối chứng (3B3) số HS đạt 3,0 điểm (6,25%), số HS đạt 3,5 điểm (13,6%), số HS đật 4,0 điểm (16,7%), số HS đạt 4,5 điểm (33,3%) và số HS đạt 5,0 điểm (29,1%); Lớp thực nghiệm (3B2) số HS đạt 3,0 điểm (6,25%), số HS đạt 3,5 điểm (2,05%), số HS đạt 4,0 điểm (20,85%), số HS đạt 4,5 điểm (29,15%) và số HS đạt 5,0 điểm (41,7%)

Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, chúng tơi đều phát phiếu thăm dị mức độ hứng thú học tập của HS đối với tiết học Kết quả thu được như sau:

Bảng 3 3 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về thái độ học tập của HS

Qua việc quan sát HS trong giờ học và theo bảng thống kê đánh giá về thái độ của HS trong giờ học TLV, chúng tôi nhận thấy: Ở mức độ rất thích (học sinh rất hứng thú học và tiếp thu bài) đối với lớp thực nghiệm (dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh) có đến 13/24 HS chiếm 54,2%, trong khi đó ở lớp đối chứng có 10/24 HS chiếm 41,7% Ở mức độ thích (nghĩa là có hứng thú) lớp thực nghiệm có 8/24 HS chiếm 33,3%, ở lớp đối chứng có 9/24 HS chiếm 37,5%; Ở mức độ bình thường đối với lớp thực nghiệm có 3/24 HS chiếm 12,5%, lớp đối chứng có 5/24 HS chiếm 20,8% Ở mức độ khơng thích, cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều khơng có HS khơng thích học TLV (khơng hứng thú học tập và tiếp thu bài) Như vậy, với phương pháp dạy học theo hướng phát triển NLNN cho HS đã tạo được khả năng hứng thú học trong q trình học tập từ đó giúp các em học tập tốt hơn

Lần Thực nghiệm Đối chứng Rất thích Thích Bình thường Khơngthích Rất thích Thích Bình thường Khơng thích Lần 1 SL 13 8 3 0 10 9 5 0 % 54,2 33,3 12,5 41,7 37,5 20,8 Lần 2 SL 16 7 1 0 11 8 5 0 % 66,7 29,1 4,2 45,9 33,3 20,8

Hình 3 3 Biểu đồ so sánh đánh giá về mức độ hứng thú học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1

Kết quả khảo sát đánh giá về thái độ học tập của HS ở phân môn TLV lớp 3 với lần thực hành thứ 2 cho thấy: Ở mức độ rất thích (HS rất hứng thú học và tiếp thu bài) đối với lớp thực nghiệm (dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh) có đến 16/24 HS chiếm 66,7%, trong khi đó ở lớp đối chứng có 11/24 HS chiếm 45,9% Như vậy việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong môn TLV theo định hướng phát triển NLNN cho HS đã giúp cho hơn 50% số HS trong lớp rất thích thú học tập Ở mức độ thích (nghĩa là có hứng thú) lớp thực nghiệm có 7/24 học sinh chiếm 29,1%, lớp đối chứng có 8/24 HS chiếm 33,3%; Ở mức độ bình thường đối với lớp thực nghiệm có 1/24 học sinh chiếm 4,2%, lớp đối chứng có 5/24 HS chiếm 20,8% Ở mức độ khơng thích, cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều khơng có học sinh nào rơi vào trạng thái khơng thích (khơng hứng thứ học tập và tiếp thu bài)

Qua kết quả của 2 lần thực nghiệm ở 2 hai lớp khác nhau trong quá trình dạy cách viết đoạn văn ở phân môn TLV lớp 3 chúng tôi đã rút ra được rằng,

khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh đã giúp cho đa số HS hứng thú trong quá trình học tập tham gia phát biểu xây dựng bài, giúp các em có nhiều ý tưởng mới, kéo dài thời gian tập trung hơn trong giờ học TLV, tạo ra được những sản phẩm học tập mang dấu ấn cá nhân

Hình 3 4 Biểu đồ so sánh đánh giá về mức độ hứng thú học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2

Tóm lại, qua 2 lần thực nghiệm, kết quả cho thấy việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN của HS lớp 3 đã cải thiện được kĩ năng viết đoạn văn của HS lớp 3 so với cách dạy hiện hành, số lượng HS đạt điểm từ 4,0 trở lên cũng rất cao và khơng có HS đạt điểm từ 0 đến 2,5 Về mức độ hứng thú trong tiết học TLV cũng có sự chênh lệch rõ rệt Ở các tiết thực nghiệm, đa số HS đều tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học vì các em được tự lựa chọn và quyết định nội dung mình sẽ kể, được tạo cơ hội tham gia vào tất cả các hoạt động học tập và có cơ hội bày tỏ ý kiến riêng cũng như đánh giá, nhận xét bài làm của bạn Vì vậy áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN của HS lớp 3 là cần thiết

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3, chúng tơi đã trình bày mục đích, nội dung và kế hoạch thực nghiệm Chúng tôi đã xây dựng giáo án và tiến hành dạy thực nghiệm 2 tiết TLV: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (Tuần 23) và Nói, viết về bảo vệ mơi trường (tuần 32) Ở lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành giảng dạy theo giáo án hiện hành theo hướng đa số GV đang sử dụng đại trà Sau đó, chúng tơi tiến hành chấm bài TLV của hai lớp sau tiết học Kết quả bài làm của HS được dùng để so sánh hiệu quả của những giáo án thực hiện ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm cao hơn lớp đối chứng, khơng khí học tập sơi nổi, HS có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân, tích cực chủ động hơn trong q trình học tập HS có khả năng tiếp thu và thực hiện tốt các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cá nhân, nhóm, biết hợp tác và phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và có thể thực hiện được trong thực tế Như vậy, các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển ngơn ngữ có tính khả thi và độ tin cậy nhất định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 91 - 100)