Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 90)

a Đánh giá về kĩ năng viết đoạn văn

Tùy theo từng giáo án thực nghiệm và đề bài cụ thể mà chúng tôi đánh giá bài viết đoạn văn của HS cho phù hợp với mục tiêu đề ra Sản phẩm đoạn văn của HS không quy định theo kiểu đoạn văn có câu chủ đề hay đoạn văn không có câu chủ đề mà khuyến khích HS phát huy tư duy sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản Tiêu chí đánh giá được xây dựng trên tinh thần của Thông tư 22, thang điểm đánh giá phân môn TLV là 5 điểm Bài văn của HS sẽ được đánh giá theo thang chuẩn chung sau:

- Điểm 4,5-5: HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài Đoạn văn đúng, đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức, không sai hoặc chỉ sai 1 lỗi (chính tả, ngữ pháp, dùng từ), kể có sáng tạo, mang phong cách riêng, câu văn mạch lạc, chọn được nét đặc sắc để kể, lời văn sinh động, hấp dẫn, có ý riêng, thể hiện được sự yêu thích của người kể

- Điểm 3,5- 4: HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài Đoạn văn đúng nội dung, hình thức nhưng còn mắc từ 2-3 lỗi (dùng từ, chính tả, ngữ pháp), sự yêu thích, ý kiến riêng của người kể chưa rõ nét, còn chung chung

- Điểm 2,5- 3: HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài Đoạn văn kể chưa thể hiện được sự sáng tạo, còn liệt kê các tình tiết, sự việc, chưa thể hiện được thái độ, tình cảm, nhận định riêng của người kể, sai từ 4-5 lỗi (ngữ pháp, dùng từ hoặc chính tả)

- Điểm 1,5- 2: HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài Đoạn văn kể đúng nội dung nhưng còn lan man, các tình tiết chưa liền mạch, hợp lý, sai từ 6-7 lỗi (ngữ pháp, dùng từ hoặc chính tả)

- Điểm 1: Bài làm dở dang, chỉ viết được 1-2 câu, nội dung quá đơn giản, dùng từ chưa chính xác, sai trên 7 lỗi chính tả hoặc ngữ pháp

b Đánh giá về thái độ học tập của HS

- Mức độ rất thích: HS tích cực suy nghĩ khám phá tri thức mới, chủ động chiếm lĩnh kiến thức đến tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập; sẵn sàng hợp tác với bạn và năng nổ tương tác với GV trong giờ học

- Mức độ thích: HS tích cực suy nghĩ khám phá tri thức mới, chủ động chiếm lĩnh kiến thức đến tự giác hoàn thành các yêu cầu học tập; hợp tác với bạn và tương tác với GV trong giờ học

- Mức độ bình thường: HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, hoàn thành các nhiệm vụ trong tiết học, chưa nhiệt tình tương tác với GV và các bạn

- Mức độ chưa thích: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập nhưng còn thụ động trong giờ học, không tích cực tư duy, không giơ tay phát biểu xây dựng bài, không hợp tác và chia sẻ trong các hoạt động nhóm, lớp

3 2 2 Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 3 2 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về mặt kĩ năng viết đoạn văn Lần Thực nghiệm Đối chứng 1 1 5 2 2 5 3 3 5 4 4 5 5 1 1 5 2 2 5 3 3 5 4 4 5 5 Lần 1 SL 0 0 0 0 3 1 10 6 4 0 0 0 0 3 3 6 7 5 % 0 0 0 0 12,5 4,1 41,7 25,0 16,7 0 0 0 0 12,5 12,5 25 29,2 20,8 Lần 2 SL 0 0 0 0 0 0 0 8 16 0 0 0 0 0 2 2 9 9 % 0 0 0 0 0 0 0 33,3 66,7 0 0 0 0 0 14,7 8,3 37,5 37,5

Kết quả thực tế khi vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN với đối tượng HS lớp 3, qua bảng 3 2 và biểu đồ 3 1 cho thấy không có HS đạt điểm từ 0 đến 2,5; ở điểm 3,0 trong viết đoạn của TLV lớp 3 giữa phương pháp dạy học theo truyền thống và dạy học theo định hướng phát triển ngôn ngữ của HS là không có sự khác biệt nhiều về kĩ năng viết đoạn văn Ở thang điểm 3,5, phương pháp dạy học phổ biến hiện hành mức độ HS đạt cao hơn so với phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển ngôn ngữ cho HS là 8,3% Nhưng ở mức điểm 4,0 đến 5,0 đã có sự khác biệt rất lớn, khi áp dụng các biện pháp dạy học theo định hướng phát triển NLNN đã cải thiện kĩ năng viết đoạn văn của HS và kết quả HS đạt mức điểm 4,0 trở lên cao hơn so với cách dạy truyền thống và đặc biệt cao nhất ở mức điểm 4, thì số lượng HS ở lớp thực nghiệm khá cao chiếm tỉ lệ tới 41,7% và cao hơn so với phương pháp truyền thống là 16,7% Về mức điểm 4,5 đến 5,0 thì việc tiến hành tiết dạy theo cách hiện hành có số HS đạt cao hơn nhưng sự khác biệt này không đáng kể

Thực tế vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN lần 2 ở các lớp 3 của trường TH, THCS & THPT Vinschool qua bảng 3 2 và biểu đồ 3 2 cho thấy: cả hai phương pháp đều không có HS đạt điểm từ 1 đến 3,0; Ở mức điểm từ 3,5 đến 4,0 dạy học theo phương pháp hiện hành có 14,7% HS trong lớp đạt mức điểm 3,5 và 8,3% số HS của lớp đạt mức 4,0, trong khi đó dạy học theo phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN thì không có HS nào có mức điểm 3,5 đến 4,0; ở điểm 4,5 đến 5,0 khi áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN thì có tới 33,3% số HS đạt mức điểm 4,5 và có đến 66,7% số HS trong lớp đạt điểm 5,0, trong khi đó dạy học theo phương pháp hiện hành có 37,5% số HS trong lớp đạt điểm 4,5 và 37,5% số HS đạt điểm 5,0

Qua đây cho thấy rằng, dạy học áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN thì kết quả về viết đoạn văn trong phân môn TLV lớp 3 cao hơn Số lượng HS đạt điểm 5 ở lớp thực nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng Bài viết của HS có ý phong phú, diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng Một số bài làm sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, bước đầu biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa Quan sát trong tiết học, nhóm HS thực nghiệm tích cực hoạt động và duy trì hứng thú học tập tốt hơn nhóm HS đối chứng Các em thường xuyên giơ tay phát biểu xây dựng bài học và tự tin hợp tác, chia sẻ ý kiến với bạn trong các hoạt động nhóm, lớp

Hình 3 2 Biểu đồ thể hiện kết quả làm bài của 2 nhóm (lần 2)

Kết quả chung của 2 lần thực nghiệm ở 2 lớp đối chứng và lớp thực nghiệm tại trường TH, THCS & THPT Vinschool, quận Bình Thạnh,

TP HCM: cả 2 lớp không có HS điểm từ 0,0 đến 2,5; Lớp đối chứng (3B3) số HS đạt 3,0 điểm (6,25%), số HS đạt 3,5 điểm (13,6%), số HS đật 4,0 điểm (16,7%), số HS đạt 4,5 điểm (33,3%) và số HS đạt 5,0 điểm (29,1%); Lớp thực nghiệm (3B2) số HS đạt 3,0 điểm (6,25%), số HS đạt 3,5 điểm (2,05%), số HS đạt 4,0 điểm (20,85%), số HS đạt 4,5 điểm (29,15%) và số HS đạt 5,0 điểm (41,7%)

Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi đều phát phiếu thăm dò mức độ hứng thú học tập của HS đối với tiết học Kết quả thu được như sau:

Bảng 3 3 Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá về thái độ học tập của HS

Qua việc quan sát HS trong giờ học và theo bảng thống kê đánh giá về thái độ của HS trong giờ học TLV, chúng tôi nhận thấy: Ở mức độ rất thích (học sinh rất hứng thú học và tiếp thu bài) đối với lớp thực nghiệm (dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh) có đến 13/24 HS chiếm 54,2%, trong khi đó ở lớp đối chứng có 10/24 HS chiếm 41,7% Ở mức độ thích (nghĩa là có hứng thú) lớp thực nghiệm có 8/24 HS chiếm 33,3%, ở lớp đối chứng có 9/24 HS chiếm 37,5%; Ở mức độ bình thường đối với lớp thực nghiệm có 3/24 HS chiếm 12,5%, lớp đối chứng có 5/24 HS chiếm 20,8% Ở mức độ không thích, cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều không có HS không thích học TLV (không hứng thú học tập và tiếp thu bài) Như vậy, với phương pháp dạy học theo hướng phát triển NLNN cho HS đã tạo được khả năng hứng thú học trong quá trình học tập từ đó giúp các em học tập tốt hơn

Lần Thực nghiệm Đối chứng Rất thích Thích Bình thường Khôngthích Rất thích Thích Bình thường Không thích Lần 1 SL 13 8 3 0 10 9 5 0 % 54,2 33,3 12,5 41,7 37,5 20,8 Lần 2 SL 16 7 1 0 11 8 5 0 % 66,7 29,1 4,2 45,9 33,3 20,8

Hình 3 3 Biểu đồ so sánh đánh giá về mức độ hứng thú học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 1

Kết quả khảo sát đánh giá về thái độ học tập của HS ở phân môn TLV lớp 3 với lần thực hành thứ 2 cho thấy: Ở mức độ rất thích (HS rất hứng thú học và tiếp thu bài) đối với lớp thực nghiệm (dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh) có đến 16/24 HS chiếm 66,7%, trong khi đó ở lớp đối chứng có 11/24 HS chiếm 45,9% Như vậy việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong môn TLV theo định hướng phát triển NLNN cho HS đã giúp cho hơn 50% số HS trong lớp rất thích thú học tập Ở mức độ thích (nghĩa là có hứng thú) lớp thực nghiệm có 7/24 học sinh chiếm 29,1%, lớp đối chứng có 8/24 HS chiếm 33,3%; Ở mức độ bình thường đối với lớp thực nghiệm có 1/24 học sinh chiếm 4,2%, lớp đối chứng có 5/24 HS chiếm 20,8% Ở mức độ không thích, cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm đều không có học sinh nào rơi vào trạng thái không thích (không hứng thứ học tập và tiếp thu bài)

Qua kết quả của 2 lần thực nghiệm ở 2 hai lớp khác nhau trong quá trình dạy cách viết đoạn văn ở phân môn TLV lớp 3 chúng tôi đã rút ra được rằng,

khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển NLNN của học sinh đã giúp cho đa số HS hứng thú trong quá trình học tập tham gia phát biểu xây dựng bài, giúp các em có nhiều ý tưởng mới, kéo dài thời gian tập trung hơn trong giờ học TLV, tạo ra được những sản phẩm học tập mang dấu ấn cá nhân

Hình 3 4 Biểu đồ so sánh đánh giá về mức độ hứng thú học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm lần 2

Tóm lại, qua 2 lần thực nghiệm, kết quả cho thấy việc áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN của HS lớp 3 đã cải thiện được kĩ năng viết đoạn văn của HS lớp 3 so với cách dạy hiện hành, số lượng HS đạt điểm từ 4,0 trở lên cũng rất cao và không có HS đạt điểm từ 0 đến 2,5 Về mức độ hứng thú trong tiết học TLV cũng có sự chênh lệch rõ rệt Ở các tiết thực nghiệm, đa số HS đều tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học vì các em được tự lựa chọn và quyết định nội dung mình sẽ kể, được tạo cơ hội tham gia vào tất cả các hoạt động học tập và có cơ hội bày tỏ ý kiến riêng cũng như đánh giá, nhận xét bài làm của bạn Vì vậy áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN của HS lớp 3 là cần thiết

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày mục đích, nội dung và kế hoạch thực nghiệm Chúng tôi đã xây dựng giáo án và tiến hành dạy thực nghiệm 2 tiết TLV: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật (Tuần 23) và Nói, viết về bảo vệ môi trường (tuần 32) Ở lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành giảng dạy theo giáo án hiện hành theo hướng đa số GV đang sử dụng đại trà Sau đó, chúng tôi tiến hành chấm bài TLV của hai lớp sau tiết học Kết quả bài làm của HS được dùng để so sánh hiệu quả của những giáo án thực hiện ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, lớp thực nghiệm có tỉ lệ điểm cao hơn lớp đối chứng, không khí học tập sôi nổi, HS có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân, tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập HS có khả năng tiếp thu và thực hiện tốt các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển NLNN Các em tích cực tham gia vào các hoạt động học tập cá nhân, nhóm, biết hợp tác và phát huy khả năng ngôn ngữ của bản thân

Kết quả thực nghiệm đã chứng minh giả thuyết khoa học của luận văn là đúng và có thể thực hiện được trong thực tế Như vậy, các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển ngôn ngữ có tính khả thi và độ tin cậy nhất định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Qua việc nghiên cứu vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN của HS trong phân môn TLV, chúng tôi đã rút ra được các kết luận như sau:

NLNN chỉ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe, không chỉ thông qua việc nắm các kiến thức lý thuyết về ngôn ngữ Rèn luyện kĩ năng viết đoạn trong dạy học TLV lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN của HS là quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn HS vận dụng và phát triển khả năng ngôn ngữ nền tảng của bản thân để tạo lập đoạn văn theo các chủ đề khác nhau; bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của cá nhân trước những vấn đề thực tế của cuộc sống khi viết Ở quá trình rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học TLV lớp 3, GV hướng dẫn HS tạo lập văn bản thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với tâm lý lứa tuổi và các bối cảnh cụ thể

Kết quả khảo sát về thực trạng dạy học theo định hướng phát triển ngôn ngữ trong viết đoạn văn thuộc phân môn TLV lớp 3 ở 21 GV của trường TH, THCS & THPT Vinschool (quận Bình Thạnh); trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận 4), có tới 60% ý kiến GV đã chú trọng đến việc phát triển NLNN cho HS và có 35% ý kiến chú trọng đến sản phẩm hơn là năng lực thật sự của HS, chưa phân hóa được HS trong quá trình dạy học TLV và thời gian dạy TLV trong 1 tiết học là quá ít Có 5% ý kiến GV cho rằng đã có áp dụng các biện pháp nhằm phát triển NLNN cho HS nhưng chưa thường xuyên và hiệu quả

Các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học TLV lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN: Để rèn kĩ năng viết viết đoạn văn cho HS, cần đi từ việc xây dựng hệ thống bài tập nhằm giúp HS phát triển từ, câu đến tìm ý, liên kết đoạn và thực hành viết đoạn Do đó, Gv cần sử dụng đa dạng các

biện pháp dạy học trong quá trình lên lớp như: Sử dụng bản đồ tư duy trong tìm ý; Sử dụng kĩ thuật câu hỏi Socrates; Ứng dụng thuyết đa trí thông minh của Graner trong dạy TLV; Sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi 5W – 1H Cuối cùng là Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn theo các bước: (1) Lên ý tưởng (Prewriting), (2) Viết nháp (drafting), (3) Viết bài (revising/ rewriting), (4) Hoàn thành, đánh giá sản phẩm (publishing)

Để thực hành vận dụng các biện pháp trên một cách linh động và hiệu quả thì GV cần phải xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học của bài thông qua việc chuẩn bị bài trước ở nhà bằng việc soạn giáo án

Kết quả thực nghiệm khoa học bước đầu kiểm chứng tính khả thi của quá trình vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn trong dạy học phân môn TLV lớp 3 theo định hướng phát triển ngôn ngữ cho HS Kết quả của 2 lần thực nghiệm ở lớp 3B2 (thực nghiệm) và lớp 3B3 (đối chứng) tại trường TH, THCS & THPT Vinschool, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 90)