31 Các nguyên tắc xây dựng bài tập

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 60)

2 3 1 1 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp mục tiêu chương trình

Khi xây dựng bài tập hỗ trợ phát triển NLNN cho HS lớp 3 cần căn cứ vào mục tiêu của môn học, xác định kiến thức cần dạy, kĩ năng cần hình thành, phát triển cho HS

2 3 1 2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Việc xây dựng các bài tập hỗ trợ phát triển năng lực giao tiếp cho HS lớp 2 trong giờ Kể chuyện phải dựa trên các biện pháp, phương pháp dạy kể chuyện nhằm đảm bảo trật tự khoa học, tính hệ thống của q trình dạy học: mục đích dạy học, chủ thể dạy học, đối tượng dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, điều kiện và kết quả dạy học

2 3 1 3 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Để thực hiện được nhiệm vụ học tập, HS phải tham gia vào hoạt động nhóm bằng cách vận dụng kĩ năng, tri thức, kinh nghiệm sống của cá nhân

trong nhóm Nếu những nhiệm vụ này quá sức, HS sẽ không hứng thú khi tham gia, hoặc thực hiện một cách đối phó Ngược lại, những nhiệm vụ học tập quá đơn giản thì hiệu quả thực hiện sẽ hạn chế vì khơng tạo ra sự lơi cuốn với HS Vì vậy, việc xây dựng bài tập phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS

2 3 1 4 Nguyên tắc đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt

Các bài tập được xây dựng phải đảm bảo quan điểm giao tiếp, coi trọng sự phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS Việc tổ chức các hoạt động phải lấy HS làm trung tâm và sử dụng năng lực giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở TH

2 3 1 5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả

Các bài tập cần đảm bảo có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả trong các điều kiện hồn cảnh khác nhau của trường TH, khơng q khó khăn đối với việc áp dụng của GV

2 3 2 Bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn văn

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa để tạo nên câu Nếu HS biết dùng từ đúng và hay thì có thể các em sẽ tạo được những câu văn hay

a Bài tập liên tưởng từ, phát triển vốn từ

Bài 1: GV chọn một từ theo đúng chủ đề của bài học, yêu cầu HS tìm và

viết tất cả các từ liên quan đến từ chủ đề Sau đó sẽ chọn lựa và sử dụng những từ phù hợp với ý tưởng của mình khi diễn đạt

Ví dụ: Hãy viết đoạn văn kể về buổi biểu diễn nghệ thuật GV đọc từ khóa: Nghệ thuật

Bước 1: Trong vịng thời gian 3 phút, HS viết nhanh những từ có liên quan đến “nghệ thuật”

Bước 2: GV cho HS đọc từ trước lớp, nhận xét và bổ sung các từ tìm được liên quan đến chủ đề “nghệ thuật” Đối với những từ ngữ khó hiểu nghĩa hoặc mơ hồ, GV giải thích nghĩa cho HS

Bước 3: HS sử dụng các từ tìm được để sử dụng trong quá trình viết đoạn văn theo hướng dẫn của GV

Bài 2: Tổ chức thi tìm từ bắt đầu bằng những từ cho trước

Ví dụ: Trong bài kể về trận thi đấu thể thao, Gv chia HS thành hai đội, thi viết nối tiếp lên bảng phụ những môn thi đấu thể thao bắng đầu bằng chữ “bóng” Trong thời gian nhất định (2’), GV cùng HS tổng kết xem đội nào viết được nhiều từ về tên những mơn thi đấu thể thao bắt đầu bằng từ “bóng” hơn thì đội đó thắng: bóng ném, bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục, bóng chuyền…

GV có thể linh hoạt thay đổi yêu cầu tùy theo dạng bài hoặc mục đích mở rộng vốn từ

Ví dụ: Cũng là hoạt động trên, GV thay đổi yêu cầu: thi viết những từ chỉ hoạt động của các cầu thủ trong trận thi đấu bóng đá HS sẽ liệt kê được các từ như: chuyền bóng, sút bóng, chạy, giữ bóng, bắt bóng…

b Các bài tập luyện tập về cách sử dụng từ

Mục đích: Đây là các dạng bài tập nhằm giúp HS hiểu nghĩa của từ,

dùng từ đặt câu phù hợp với ngữ cảnh cụ thể

Bài 1: Hãy đặt câu với mỗi từ chỉ đặc điểm của người lao động trí óc

sau đây: (Kể về người lao động trí óc – Tuần 22)

Chăm chỉ, nghiên cứu, sáng tạo, tận tâm, sáng kiến

Bài 2: Em hãy thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành các câu văn

hoàn chỉnh (Kể về buổi đầu em đi học – Tuần 6)

a Khi bước vào sân trường, em thấy……………………………… b Tiếng giảng bài của thầy cơ……………………………………… c Phịng học lớp em…………………………………………………

Bài 3: Em hãy gạch chân dưới những từ dùng sai trong câu văn sau và

sửa lại cho đúng

mông xuống vạn vật

=> Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi đám mây, chiếu tia nắng ấm áp xuống vạn vật

b Tiếng chim chào mào, họa mi, sơn ca ầ m ầ m vang vọng khắp khu rừng

=> Tiếng chim chào mào, họa mi, sơn ca l ảnh lót vang vọng khắp khu rừng

c Vào mỗi buổi tối, mẹ em đều đọc truyện cho em xem => Vào mỗi buổi tối, mẹ em đều đọc truyện cho em nghe

Bài 4: Em hãy khoanh tròn chữ cái trước từ chỉ hoạt động thường diễn ra

trong trận thi đấu bóng đá (Kể về một trận thi đấu thể thao) a Chuyền bóng d Đập bóng g Sút phạt b Ném bóng đ Đá bổng h Bắt bóng c Giữ bóng e Nhảy sào i Tung cầu

Khi luyện tập các dạng bài tập trên, HS không chỉ xác định đúng các từ loại đã học (từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái, từ chỉ đặc điểm) mà còn biết dùng từ phù hợp với ngữ cảnh

c Bài tập rèn kĩ năng viết câu

Mục đích: Những bài tập này giúp HS rèn kĩ năng viết câu văn đủ ý, đúng cấu tạo và có khả năng sử dụng các dấu câu phù hợp Gv cần hướng dẫn cụ thể tác dụng và cách sử dụng từng dấu câu

- Dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận chính với bộ phận phụ trong câu - Dấu chấm dùng khi kết thúc một câu kể

- Dấu hai chấm được dùng khi dẫn một lời nói trực tiếp hoặc để liệt kê… - Dấu chấm hỏi dùng cuối câu hỏi

- Dấu chấm cảm (chấm than) dùng cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm - Dấu ngoặc đơn thường dùng đối với bộ phận chú thích trong câu - Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của một người, một

nhân vật

Bài 1: Em hãy mở rộng các câu sau

a Thành thị rất nhiều xe cộ

=> Thành thị có đủ loại xe cộ đi lại tấp nập b Con người rất vui vẻ

=> Ở đây, con người luôn thân thiện, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nhau c Công viên rộng lớn

= > Công viên rộng lớn với nhiều cây xanh mát rượi

Bài 2: Yêu cầu HS đặt câu:

- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có sử dụng ít nhất một dấu phẩy - Em hãy viết 3 câu hỏi

- Em hãy viết câu có dùng dấu chấm than

- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có dùng dấu hai chấm

- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? Gạch chân dưới bộ phận đó

- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? Gạch chân dưới bộ phận đó

- Em hãy viết 3 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? gạch chân dưới bộ phận đó

- Em hãy viết 2 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Gạch chân dưới bộ phận đó

Bài 3: Em hãy cho biết những câu sau thuộc mẫu câu gì? Hãy gạch chân

dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu

a Cha làm cho con một chiếc chong chóng bằng lá dừa b Chị đưa tôi đến trường từ rất sớm

c Chị tập thể dục ngồi sân

Trong phân mơn Luyện từ và câu, HS lớp 3 đã được học về dấu chấm hỏi và dấu chấm than Như vậy, ngoài các mẫu câu đã học: Ai là gì? Ai làm

gì? Ai thế nào? GV cần hướng dẫn HS viết thêm các câu thuộc kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán và câu mệnh lệnh HS sẽ có điều kiện phát triển kĩ năng vận dụng các loại câu theo đúng mục đích nói trong thực hành giao tiếp hàng ngày và tiến đến việc sử dụng dấu câu, kiểu câu thành thạo khi viết đoạn văn (Lê Thị Ngọc Điệp, 2013)

Để giúp HS tích luỹ và mở rộng vốn từ, chúng tơi thường xuyên thiết kế và sử dụng những dạng bài tập trên, linh hoạt với các chủ đề khác nhau cho HS luyện tập thực hành Việc tích hợp mở rộng vốn từ ở phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu cũng góp phần khơng nhỏ đến việc cung cấp cho các em vốn từ loại nhất định trong giờ học

2 3 3 Bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, liên kết ý trong đoạn văn

HS lớp 3 chưa được học về các phương tiện liên kết câu trong đoạn văn Tuy vậy, để giúp HS viết đoạn văn được liền mạch, thể hiện đúng nội dung của chủ đề, chúng tôi đi từ việc giúp HS nhận diện các hiện tượng liên kết câu trên ngữ liệu, từ đó rút ra những vấn đề mang tính khái quát để hướng HS vào q trình giao tiếp cụ thể

Mục đích của dạng bài tập này nhằm giúp HS hình thành và rèn kĩ năng sắp xếp câu văn theo đúng trình tự, đảm bảo tính mạch lạc của đoạn văn Sử dụng liên kết câu phù hợp, tránh tình trạng kể hoặc liệt kê sao cho đủ số câu theo quy định của đề bài

Bài 1: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp

A B

Buổi sáng, xe cộ Các cầu thủ Mở đầu buổi biểu diễn

Đêm xuống, đèn điện

là tiết mục xiếc thú rất thú vị đi lại tấp nập trên đường

lấp lánh như sao sa đã thi đấu hết sức mình

Bài 2: Em hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn

(1) Cơ có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng và mái tóc dài, đen nhánh

(2) Vào cuối tuần, em thường sang nhà cô chơi và luôn nhận được những cây kẹo thơm ngon mà cô để dành cho em

(3) Người hàng xóm thân thiết nhất với em là cơ Hịa (4) Em rất u q cơ Hịa

(5) Cô là một bác sĩ khoa nhi giỏi ở bệnh viện Nhi đồng

(6) Cơ ln vui vẻ, hịa nhã với mọi người và cô rất thương em

Đối với dạng bài tập này có nhiều đáp án khác nhau về cách sắp xếp các câu ở phần nội dung của đoạn

Ví dụ: (3) Người hàng xóm thân thiết nhất với em là cơ Hịa (1) Em có dáng người nhỏ nhắn, nước d trắng hồng và mái tóc dài, đen nhánh (5) Cô là một bác sĩ khoa nhi giỏi ở bệnh viện Nhi đồng (6) Cơ ln vui vẻ, hịa nhã với mọi người và cô rất thương em (2) Vào cuối tuần, em thường sang nhà cô chơi và luôn nhận được những cây kẹo thơm ngon mà cô để dành cho em (4) Em rất yêu quý cơ Hịa

2 3 4 Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạnvăn văn

Ở lớp 3, HS được học hai biện pháp nghệ thuật là nhân hóa và so sánh trong phân mơn Luyện từ và câu Việc hướng dẫn HS sử dụng các biện pháp này trong quá trình viết sẽ giúp câu văn, đoạn văn của các em hay hơn, giàu hình ảnh hơn Chúng tôi đã thiết kế một số dạng bài tập để giúp HS từng bước thực hành viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật sau:

Bài 1: Em hãy gạch chân dưới hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa trong câu

văn sau:

a Cây bàng đứng sừng sừng giữa sân trường như một gã người sắt khổng lồ

b Xuân sang, hàng cây thi nhau khốc lên mình màu áo mới c Suối gặp bạn, hóa thành sông

Bài 2: Từ những câu văn đã cho, em hãy viết lại cho sinh động bằng

cách thêm biện pháp so sánh hoặc nhân hóa a Các em HS đang nô đùa trên sân trường

=> Các em HS đang nô đùa trên sân trường như đàn bướm tung tăng bay lượn

b Mặt trời chiếu sáng

=> Ơng mặt trời chiếu sáng cho mn lồi c Bông hoa hồng xinh đẹp

=> Bông hoa hồng xinh đẹp đang thì thầm tỏa hương thơm ngát

Bài 3:

- Em hãy đặt 2 câu có sử dụng biện pháp so sánh khi viết về thành thị - Em hãy đặt 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hóa khi viết về thành thị (Kể về thành thị hoặc nông thơn – Tuần 17)

- Em hãy đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa (hoặc so sánh) để nói về các con vật trong bức tranh (bài Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật)

Chúng tôi thiết kế các bài tập trên theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với khả năng thực hành của HS Từ đó, hình thành kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong khi viết văn cho HS

2 3 5 Bài tập rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn2 3 5 1 Bài tập nhận diện câu chủ đề 2 3 5 1 Bài tập nhận diện câu chủ đề

Như đã trình bày ở chương trước, cấu trúc một đoạn văn đầy đủ bao gồm câu mở đoạn, các câu nội dung, câu kết đoạn Câu mở đoạn hay câu kết đoạn mang nội dung thơng tin chính của đoạn được gọi là câu chủ đề Những câu cịn lại của đoạn văn nhằm minh họa, giải thích, làm rõ nghĩa cho câu chủ đề Đối với HS lớp 3, các em chưa được học cấu trúc đoạn văn nên đây cũng là khó khăn của GV khi hướng dẫn HS thực hành viết đoạn Vì vậy, dạng bài

tập nhận diện câu chủ đề (chúng tôi gọi bằng câu mang nội dung chính của

đoạn cho phù hợp với HS lớp 3) giúp HS nắm được cấu trúc đoạn văn và

không bị lan man khi viết Lệnh bài tập có thể yêu cầu HS xác định câu mang nội dung chính của đoạn văn được viết theo các cấu trúc khác nhau Gv có thể thiết kế dạng bài tập trắc nghiệm hay tự luận

Ví dụ 1: Tìm và gạch chân dưới câu mang nội dung chính của đoạn văn sau: Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào Tối đến rủ nhau ra ngồi sân đình chơi và xem đom đóm bay Đom đóm ở q thật nhiều, trơng cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh Mọi thứ thật yên ả! (Theo Văn học

và Tuổi trẻ, 2007)

Ví dụ 2: Đọc đoạn văn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

Ở vùng này, lúc hồng hơn và lúc tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ Gió rừng thổi vi vu làm các cành cây đu đưa một cách nhẹ nhàng, yểu điệu Mặt trời chênh chếch rọi xuống, biến triệu triệu giọt sương trên lá cây, ngọn cỏ thành những hạt ngọc nhấp nháy, lung linh Những con suối trong vắt chảy róc rách, hoạ vần với giọng ca hót líu lo của những con chim rừng

Câu mang nội dung chính trong đoạn văn trên là:

a Ở vùng này, lúc hồng hơn và lúc tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ b Những con suối trong vắt chảy róc rách, hoạ vần với giọng ca hót líu lo của những con chim rừng

c Gió rừng thổi vi vu làm các cành cây đu đưa một cách nhẹ nhàng, yểu điệu

Đối với đoạn văn khơng có câu chủ đề, chúng tơi hướng dẫn HS nhận biết các vai trị, vị trí của các câu trong đoạn văn này có tầm quan trọng như

nhau Nếu thay đổi được vị trí thì các câu trong đoạn sắp xếp tự do Nội dung ít gắn kết với nhau hơn Nếu các câu khơng thể hốn đổi vị trí cho nhau được thì thường được sắp xếp theo trật tự nhất định Trật tự này do nội dung ý nghĩa quy định nên gắn kết chặt chẽ với nhau Khi thiết kế bài tập cho kiểu đoạn văn này, chúng tôi thường yêu cầu HS xác định các câu trong đoạn văn có quan hệ về khơng gian, thời gian hay nguyên nhân kết quả

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 60)