36 Bài tập rèn kĩ năng phát hiện và sửa lỗi

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 70)

Mục đích của bài tập này là giúp HS phát hiện các lỗi sai về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, lỗi về ý, về liên kết câu trong đoạn văn Chúng tôi thiết kế các dạng bài tập từ dễ đến khó sau:

Bài 1: Tìm và sửa lỗi chính tả trong đoạn văn sau

Lị gốm của ơng tơi có từ rất lâu rồi Tơi rất thích sem ơng làm việc Đôi bàn tay của ông nhào đất thoăn thoắt rồi chia thành từng nắm lớn nhỏ khác nhau Sau đó, đưa vào bàn xoay, ơng nhè nhẹ ấn hai ngón tay suống miếng đất đang quay chịn Chẳng mấy chốc, khoảng chống trong lòng miếng đất được kéo giãn dần thành hình chiếc lọ hoa, rồi chiếc cốc, chiếc bình cứ loang lống (Nguồn Internet)

Bài 2: Các câu trong đoạn văn sau có từ ngữ in nghiêng được dùng chưa

chính xác, em hãy lựa chọn những từ phù hợp trong ngoặc đơn để thay thế

Bài 3: Tìm và sửa lại những lỗi sai về từ trong đoạn văn sau

Bài 4: Tìm câu văn viết sai về ý trong đoạn văn sau và viết lại cho đúng 2 3 6 2 Bài tập kiểm tra, sửa lỗi

Mục đích của những bài tập này giúp HS tự kiểm tra, đối chiếu với tiêu chí đánh giá để các em tự nhận xét, sửa chữa bài viết của mình hoặc của bạn Dạng bài tập này yêu cầu HS:

- Chữa lỗi về ý

- Chữa lỗi về liên kết câu - Chữa lỗi về cấu trúc đoạn văn

Bài 1: Em hãy đọc lại đoạn văn của mình gạch chân dưới những từ đã

dùng sai hoặc viết sai

Bài 2: Hãy gạch chân những câu văn bị lặp lại ý trong đoạn văn của em

và viết lại bằng một câu khác

Bài 3: Hãy đọc lại đoạn văn của mình và khoanh trịn vào chữ cái trước

những yêu cầu mà em đã thực hiện được: Đoạn văn có:

a Sai dưới 5 lỗi chính tả

b Có sử dụng các cách liên kết câu c Có câu mang nội dung chính của đoạn

d Thể hiện được cảm xúc, tình cảm của người viết e Sử dụng nhân hóa hoặc so sánh trong đoạn văn

Bài 4: Em hãy đọc đoạn văn của bạn và chép lại ít nhất 2 câu văn em

thích (có hình ảnh so sánh, nhân hóa hay thể hiện tình cảm, cảm xúc)

2 4 Một số vấn đề cần lưu ý2 4 1 Xác định mục tiêu 2 4 1 Xác định mục tiêu

Để rèn kĩ năng viết đoạn cho HS theo định hướng phát triển NLNN, việc xác định mục tiêu và nội dung bài dạy có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện Mục tiêu dạy học phát triển năng lực thể hiện qua yếu tố quá trình và kết quả Việc xác định mục tiêu bài học dựa vào các yếu tố:

- Những năng lực cần phát triển cho HS

- Tính chất bài học và khả năng của nó trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS

- Khả năng, năng lực của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động để đạt được mục tiêu bài học

- Những điều kiện thực hiện như phương tiện, thời gian, không gian… - Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thành các mục tiêu của hoạt động trong tiết dạy Mục tiêu được diễn đạt bởi một động từ chỉ hành động và danh từ chỉ cấp độ tư duy

Ví dụ: Viết đoạn văn kể về một ngày hội em biết

Mục tiêu: HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 câu kể về một ngày hội mà em biết

2 4 2 Nội dung dạy học

Các môn học ở tiểu học do chương trình giáo dục quy định, bao gồm hệ thống tri thức, thái độ, tình cảm, kĩ năng và hành vi Có thể xem hệ thống đó là kết quả của quá trình tư duy để hình thành năng lực cho người học Nội dung bài học được cụ thể hóa từ nội dung của chương trình Việc lựa chọn nội dung chi tiết của bài học do mục tiêu của bài quy định GV căn cứ vào mục tiêu đầu ra để lựa chọn nội dung thích hợp Những nội dung dạy học vừa sức, phù hợp sẽ phát huy được tính tích cực và hứng thú học tập của HS

Ví dụ: Ở yêu cầu mục tiêu “HS viết được đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu kể về ngày hội em biết ” khi đó, nội dung tương ứng là HS cần xác định được các thơng tin cần tìm hiểu về ngày hội là gì, có thể tìm hiểu các thơng tin đó ở đâu, ngày hội đó ở Việt Nam hay nước khác… Khi giải quyết được các vấn đề này, các em sẽ lĩnh hội được các thông tin cơ bản về ngày hội và chuyển hóa, diễn đạt chúng trong đoạn văn khi viết

2 4 3 Phương pháp dạy học

Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung bài học, GV lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp giúp HS giải quyết được nhiệm vụ học tập, chiếm lĩnh kiến thức mới từ đó đạt được mục tiêu phát triển năng lực Phương pháp dạy học là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực của HS

về ngày hội và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK rồi viết đoạn văn thì khơng tạo được hứng thú học tập Phương pháp phù hợp ở hoạt động này là GV tổ chức dạy học theo góc, vận dụng thuyết đa trí tuệ của Graner, mỗi HS được tìm hiểu và ghi chép lại các thơng tin về ngày hội mình thích bằng những cách khác nhau như sơ đồ tư duy, liệt kê ý chính, kĩ thuật 5W1H… Phương pháp này giúp HS học tập tích cực, kiến thức chiếm lĩnh được có tính bền vững cao, phát triển được các năng lực khác nhau như tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác…

Các phương pháp được lựa chọn trong giờ TLV là những phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm HS đóng vai trị là chủ thể hoạt động, GV là người tổ chức, định hướng, hỗ trợ

2 4 4 Hình thức tổ chức

Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa GV và HS Những hình thức tổ chức dạy học trong quá trình phát triển năng lực cho HS ở các mơn học nói chung và rèn kĩ năng viết đoạn ở phân mơn TLV nói riêng cần chú ý những yếu tố:

Về quy mơ HS: cá nhân, nhóm, cả lớp

Về thời gian tiến hành: thời gian cụ thể cho từng hoạt động trong tiết học, ngoại khóa…

Khơng gian dạy học: trong lớp, ở nhà, tại hiện trường trải nghiệm… Về loại hình, hình thức hoạt động cụ thể: trị chơi, tham quan, tra cứu thơng tin…

Trong q trình chuẩn bị bài, GV cần đưa ra phương án về hình thức dạy học phù hợp với đối tượng HS và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về đồ dùng dạy học, dự kiến các tình huống các thể xảy ra trong tiết học để đạt được mục tiêu của bài

Hình 2 3 Hoạt động tìm hiểu yêu cầu của đề bài TLV

Hình 2 4 Thực hiện Walk and Talk trao đổi về ngày hội

Khi dạy phân mơn TLV, GV cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân mơn trong mơn Tiếng Việt Bài TLV chính là tổng hợp kiến thức của tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt, tạo được tính thống nhất thể hiện ở cả mặt liên kết nội dung và liên kết về hình thức Một đoạn văn hay trước hết phải đúng về chính tả, ngơn từ và cách diễn đạt sau đó mới đến cách dùng từ, đặt câu và sử dụng các biện pháp tu từ, so sánh để lời văn rõ ý, sinh động GV phải giúp HS xác định được yêu cầu, mục đích và chủ đề của bài viết Các ý diễn đạt trong đoạn văn được triển khai theo trình tự khơng gian, thời gian hoặc trật tự tâm lý Bên cạnh đó, đoạn văn cịn thể hiện được tình

cảm, cảm xúc riêng của từng HS Người viết không chỉ tái hiện những điều quan sát được về sự vật, hiện tượng như nó vốn có trong thực tế mà cịn thể hiện được sự khám phá cái mới, cái đẹp cũng như cảm nhận riêng của bản thân với những suy nghĩ, đánh giá của mình

Thơng qua q trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng: đối với những chủ đề gần gũi, quen thuộc với HS, hoặc kể lại những việc các em đã trực tiếp tham gia, trải nghiệm thì chất lượng đoạn văn tốt hơn Do vậy, việc thay đổi đề bài để tạo nhu cầu giao tiếp và tạo lập văn bản ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng viết đoạn văn của HS Trong khuôn khổ luận văn, chúng tơi chưa có điều kiện để đưa ra các biện pháp và thực nghiệm nội dung này

2 4 5 Đánh giá, nhận xét

Những đặc trưng về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS biểu hiện qua mục đích, người đánh giá, nội dung và hình thức đánh giá

Mục đích cơ bản của việc đánh giá phải là: Trên cơ sở phát hiện chính xác trình độ của cá nhân HS, GV đề ra các biện pháp giúp từng em phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém để HS tiến bộ, phát triển khơng ngừng

Về người đánh giá, có sự tham gia của GV, HS (với tư cách – cá nhân, nhóm và tập thể) và cha mẹ HS GV là người tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục cho HS, phát hiện ra trình độ, những biểu hiện năng lực và phẩm chất (cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực) của HS, cho HS và cha mẹ HS biết, giúp HS khắc phục lỗi, sai sót và phát huy mặt tích cực, giám sát việc khắc phục lỗi của HS, phối hợp với cha mẹ HS nhằm đảm bảo HS khắc phục lỗi, sai sót, HS khơng chỉ tiếp nhận sự đánh giá từ phía GV và cha mẹ mà còn tự đánh giá, nhận ra những lỗi, sai sót và cố gắng khắc phục, sửa chữa, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV và cha mẹ Cha mẹ HS không chỉ là người tiếp nhận đánh giá của GV đối với con mình, mà cịn phát hiện, giúp con khắc

phục, sửa lỗi, giám sát việc khắc phục này, thơng báo với GV về q trình và kết quả sửa lỗi và tiến bộ của HS

Nội dung đánh giá không những kiến thức thái độ và kỹ năng, hành vi theo mục tiêu của bài, môn học mà còn những năng lực và phẩm chất cần thiết Trong đó, năng lực được đặc biệt coi trọng – khả năng vận dụng thành công những kiến thức , thái độ và kỹ năng vào các bối cảnh thực tiễn cuộc sống của mình

Hình thức đánh giá thường xuyên được tiến hành trong mỗi hoạt động tiết học, qua đó HS nhận ra ngay được những hạn chế, sai sót để sửa chữa kịp thời, hoặc HS đã thực hiện tốt nhiệm vụ thì nhận được nhiệm vụ khác nâng cao

Tiểu kết chương 2

TLV là một mơn học thực hành có mục đích cuối cùng ờ hình thành ở HS kĩ năng tạo lập văn bản Các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn mà chúng tơi đề xuất có cơ sở từ mục tiêu mơn học, từ chính nội dung các dạng bài học Các biện pháp này nhằm cụ thể kĩ năng viết đoạn văn đi từ việc dùng từ, viết câu đến viết đoạn

Các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS theo định hướng phát triển NLNN mà chúng tơi đề xuất một mặt có cơ sở từ mục tiêu mơn học, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thơng, mặt khác được thiết kế dựa trên các phương pháp, kĩ thuật dạy học lấy HS làm trung tâm Việc thiết kế bài dạy và lựa chọn phương pháp dạy học linh hoạt trong quá trình rèn kĩ năng viết đoạn trong phân môn TLV sẽ tạo được hứng thú học tập cho HS đồng thời phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của các em để có thể tạo lập được văn bản viết mang dấu ấn riêng của mỗi cá nhân và khắc phục được các lỗi thường gặp trong khi viết đoạn văn

Rèn kĩ năng viết đoạn cho HS lớp 3 theo định hướng phát triển NLNN đòi hỏi phải lựa chọn nội dung, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức, rồi từ đó tác động lên HS và tiến hành việc đánh giá một cách thích hợp để hình thành những năng lực cần thiết cho HS Nội dung dạy học phải gắn liền với điều kiện thực tiễn, phân hóa HS trong q trình dạy học Phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy của HS, chủ yếu là mang tính thực hành Hình thức tổ chức dạy học đa dạng, tạo điều kiện để HS được trải nghiệm và tự chiếm lĩnh kiến thức mới Kiểm tra, đánh giá chú trọng năng lực của HS, vận dụng cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, chúng tơi cụ thể hóa phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS bằng những biện pháp cụ thể đi từ việc phát triển mở rộng vốn từ, diễn đạt câu đến viết đoạn Việc phát triển kĩ năng tạo lập văn bản viết khơng chỉ dừng lại ở sách vở mà cịn hướng đến việc HS sử dụng những kiến thức từ vựng tích lũy được áp dụng vào trong thực tế cuộc sống

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Chương thực nghiệm này mơ tả lại q trình vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn theo định hướng phát triển ngôn ngữ cho HS lớp 3 đã được đề xuất cụ thể ở chương II; qua đó kiểm nghiệm, đánh giá khả năng ứng dụng của các biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho HS lớp 3

3 1 Quy trình thực nghiệm

3 1 1 Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong rèn luyện các kĩ năng sử dụng từ, viết câu, viết đoạn văn được đề xuất, góp phần chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn Đồng thời, thông qua thực nghiệm, tiếp tục rút kinh nghiệm, hoàn thiện cách thức, điều kiện vận dụng các biện pháp được đề xuất vào thực tiễn giảng dạy để nâng cao chất lượng viết đoạn văn cho HS lớp 3

3 1 2 Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi chọn 2 bài TLV sau để soạn và tiến hành thực nghiệm dạy học:

Bài 1: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật – Tuần 23 (TV3, t 2, tr 48) Bài 2: Nói, viết về bảo vệ mơi trường – Tuần 32 (TV3, t 2, tr 120)

3 1 3 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm

a Đối tượng thực nghiệm

HS được chọn làm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự phát triển bình thường về tâm sinh lý, phù hợp với đặc điểm phát triển của HS lớp 3

Đề tài chọn mẫu nghiên cứu bằng cách ngẫu nhiên thuận tiện Việc lựa chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm phản ánh chính xác, khách quan kết quả nghiên cứu Từ đó thấy được ưu nhược điểm của các biện pháp mà đề tài đã xây dựng

b Địa bàn thực nghiệm

Vinschool, quận Bình Thạnh, TP HCM Chúng tơi chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện lớp 3B2 và lớp 3B3 Học lực và sĩ số của HS lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau

Bảng 3 1 Xếp loại học lực phân môn TLV cuối HKI

c Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào HKII, năm học 2018 – 2019 Việc dạy thực nghiệm được tiến hành bình thường theo thời khóa biểu của lớp học thực nghiệm, khơng ảnh hưởng đến tâm lí HS

3 1 4 Phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi chọn 1 lớp thực nghiệm, các bài dạy TLV được tiến hành theo cách thức, biện pháp chúng tơi đề xuất Cịn lớp đối chứng, GV dạy bình thường theo phương pháp dạy TLV phổ biến hiện hành

3 1 5 Tiến trình thực nghiệm

- Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm + Chọn đối tượng thực nghiệm + Soạn giáo án thực nghiệm - Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

+ Tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng theo thời khóa biểu bình thường của nhà trường

+ Sau mỗi tiết dạy, tiến hành thu vở và chấm bài TLV của 2 nhóm HS

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh 65 (Trang 70)