NGƯỜI BỊ CẢM CHƯA ÐƯỢC TẮM NƯỚC LẠNH

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 26 - 27)

Nếu là một nhà phê bình văn nghệ, bạn sẽ đọc một cuốn truyện hoặc xem một cuốn phim bằng con mắt biết nhận xét của bạn. Ít nhiều trong khi đọc hoặc trong khi xem bạn cũng ý thức được trách vụ của nhà phê bình nơi bạn cho nên bạn không là “nạn nhân” của cốt truyện đó hoặc chuyện phim đó. Bạn có khả năng tự chủ. Người sống trong chánh niệm là một người có tự chủ: tuy cửa sổ giác quan của họ mở ra trên thế giới, nhưng căn nhà tâm ý của họ không hề bị cướp đoạt. Nói như vậy để chúng ta nhớ rằng thế giới hình sắc và âm thanh “bên ngoài” không phải là kẻ thù độc hại của chúng tạ Nếu chúng ta giữ gìn những cửa sổ giác quan của chúng ta là tại gì chúng ta chưa đủ sức mạnh để đương đầu với thế giới ấy, cũng như ta bị cảm cúm thì ta chưa thể đi tắm nước lạnh. Tôi nhớ ngày xưa trong một bửa cơm chay tại nhà Lá Bối, tôi được mời phát biểu ý kiến về văn nghệ. Tôi nói theo tôi văn nghệ phải có tính cách khai thị và tri liệụ Khai thị là mở bày cho người ta thấy tình trạng thật của con người và của xã hội, và tri liệu là đề ra đường lối chữa trị thích hợp. Hôm ấy có nhiều văn nghệ sĩ, trong đó có ông Hồ Hữu

Tường. Ông Tường đứng lên nói nửa đùa nửa thật: “Ðó là ý nghĩa của quốc hiệu Văn Lang thuở xưạ Văn nghệ trị liệu là Văn nghệ cứu người và cứu nước. Lang tức là lương y”. Tôi nhớ trong Ðạo Phật có nhiều khi người ta gọi Phật là y vương, tức là vua thầy thuốc, bởi vì sự giáo hóa của Phật được thực hiện trên sự chẩn định căn cơ tâm lý của từng chúng sanh. Tất Ðạt Da cũng đã vào ngồi trong rừng và bên dòng Ni Liên Thuyền nhiều năm trước khi trở về với xã hộị Con người hôm nay sống trong một xã hội đầy tiếng ồn, bụi bặm và sự chèn ép lẫn nhau, chỉ có thể thỉnh thoảng trốn vào công viên dược một chút mà thôi . Trong thời đại ta, âm nhạc, tiểu thuyết, quán rượu và những chương trình truyền hình có quá ít tính chất trị liệụ Trái lại những thứ đó có thể là cho con người chán chường hơn, rách nát hơn, mệt mỏi hơn. Vậy con người phải tìm cách tự vệ. Phải biết xử dụng cách đóng mở những cửa sổ giác quan. Ðối với sự thiền tập, đó là bước đầu rất quan trọng. Tôi cần những khung cảnh và những phẩm vật thích hợp với tôi, có thể làm cho tôi an lạc, thanh tịnh, vui tươi, khỏe mạnh. Tôi biết trong “thế giới bên ngoài”, có những khung cảnh và những phẩm vật như thế. Ví dụ một cảnh suối rừng, một đứa trẻ thơ, một người bạn thân, một cuốn sách hay, một khúc hòa tấu, một bữa cơm ngon và lành... Tôi biết tôi có thể tìm đến hoặc với tới những thứ ấỵ Nhưng tôi cũng biết rằng thiếu chánh niệm tôi cũng không thể thưởng thức và bảo vệ cho những thứ đó.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 26 - 27)