NHỎ KHÔNG TRONG MÀ LỚN CŨNG KHÔNG NGOÀ

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 41 - 43)

Tôi đề nghị bạn cùng quán niệm với tôi bài tập sau đây: Bạn ngồi lại trong tư thế thoải mái, bắt dầu chú ý đến hơi thở của mình, trong khi làm cho hơi thở thật êm thật nhẹ. Chừng một vài phút sau, bạn chuyển sự chú ý vào cảm giác bên trong của thân thể bạn. Nếu bạn cảm thấy không có sự đau nhức hoặc khó ở nào, trái lại còn có cảm giác thoải mái và an lạc thì bạn chú ý tới cảm giác ấy và cứ tự nhiên an hưởng nó với tất cả ý thức tỉnh táo của bạn. Một vài phút sau, bạn lưu ý tới sự vận hành bên trong của các bộ phận trong cơ thể bạn như trái tim, buồng phổi, lá gan, quả thận và bộ máy tiêu hóạ Các bộ phận này đang hoạt dộng bình thường, không có vấn dề gì, cho nên chúng không gây sự khó chịu đau nhức khiến bạn phải chú ý tới chúng. Bạn chú ý tới máu đang luân lưu trong cơ thể giống như sông suối đang đi qua cánh dồng để thấm nhuần nước mát cho những cánh dồng ấỵ Bạn biết là máu nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, và tất cả những bộ phận trong cơ thể trong khi được máu nuôi dưỡng đều góp phần vào việc bồi dưỡng máu ( bộ máy tiêu hóa ), hoặc lọc máu ( gan, phổi ), hoặc để máu luân lưu trong cơ thể ( tim ). Tất cả những bộ phận trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh và

các hạch tiết tuyến, đều nương vào nhau mà hiện hữụ Tất cả đều thống thuộc vào nhaụ Phổi cần cho máu nên phổi là của máụ Máu cần cho phổi, cho nên máu là của phổị Cứ như thế, ta có thể nói “phổilà của tim” hay là “gan là của phổi”... và ta thấy đượcrằng trong một bộ phận nào của cơ thể cũng có sự có mặt của tất cả những bộ phận khác của cơ thể. Sự nương tựa vào nhau trùng trùng lớp lớp để cùng có mặt ấy, giáo lý Hoa Nghiêm gọi là trùng trùng duyên khởị Nhân quả ở dây không nằm theo chiều dài ( trong đó một nhân đưa đến mô.t quả ) mà thể hiện chằng chịt như một màn lưới, không phải một màng lưới hai chiều như một màng nhện mà là nhiều màng lưới giao nhau trong một không gian nhiều chiềụ

Không những một bộ phận của cơ thể chứa trong nó sự hiện hữu của tất cả các bộ phận khác của cơ thể, mà mỗi tế bào trong cơ thể cũng chứa đựng sự có mặt của toàn thể các tế bào trong cơ thể. Một có mặt trong tất cả, và tất cả có mặt trong một. Giáo lý Hoa Nghiêm khi nói đến “một là tất cả, tất cả là một” ( nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất ) tức là nói về nguyên lý tương quan tương duyên chằng chịt nàỵ Nếu ta nắm vững được nguyên lý “tất cả là một, một là tất cả” thì ta có thể vượt thoát được cái bẫy khái niệm một và nhiều ( nhất/da), một cái bẫy đã từng giam hãm ta trong nhiều ngày, nhiều tháng. Khi ta nói: “một tế bào chứa đựng tất cả tế bào khác”, ta không nghĩ một cách đơn giản rằng dung tích của một tế bào có thể bao hàm được mọi tế bào, và mọi tế bào có thể chui vào nằm gọn trong tế bào ấỵ Ta chỉ nói : sự có mặt của một tế bào chứng minh được sự có mặt của tất cả tế bào khác trong cơ thể. Một vị thiền sư Việt Nam nói : “hạt bụi này mà không có thì cả vũ trụ cũng không có” (tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không ) ( 11 ).Nhìn vào hạt bụi, bậc thiền giả đắc đạo thấy được cả vạn hữu nơi pháp giớị Người mới học đạo tuy chưa nhìn thấy điều đó rõ ràng như thấy môt trái chanh nằm trong lòng bàn tay nhưng cũng có thể thấy được điều đó trên mặt nhận xét và suy luận. Kinh Hoa Nghiêm có những câu có thể làm người đọc rụng rời tay chân, nếu người ấy chưa có dịp tham khảo về nguyên lý trùng trùng duyên khởị Ta hãy đọc câu: “Trong mỗi hạt bụi, ta thấy vô số cảnh giới Phật, mỗi cảnh giới dều có các Ðức Như Lai với hào quang quý báu”, “Vô lượng vô số núi Tu Di có thể đem đ trên đầu một sợi tóc”, “đặt một thế giới vào tất cả các thế giới, đặt tất cả thế giới vào một thế giới”. Trong thế giới hiện tượng, ta thấy sự vật hiện hữu riêng biệt, cái nào nằm trong vị trí của cái ấy, cái này ở ngoài cái kiạ Ði sâu vào nguyên lý duyên khởi, ta thấy rằng tính cách riêng biệt ấy là giả tạo: một vật thể là do tất cả các vật thể cấu thành, một vật thể chứa đựng tất cả các vật thể. Dưới ánh sáng quán chiếu của duyên khởi, ý niệm một và nhiều bị tan rã, và cùng với

nó các ý niệm trong và ngoài, nhỏ và lớn cũng tan rã. Thi sỉ Nguyễn Công Trứ ( 12 ) đã thấy được điềunày khi ông ca ngợi:

Thiên thượng thiên hạ vô như Phật

Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoàị ---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 41 - 43)