QUÁN CHIẾU PHÁP THÂN

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 68 - 69)

Tất cả những trình bày trên kia của Duy Thức đều chỉ là những khái niệm có tính cách hướng dẩn thiền tập hơn là có tính cách mô tả thực tạị Những hiện tượng mà ta gọi là thức thứ sáu, thức thứ bảy, tánh cảnh, độc ảnh cảnh kia, ta phải nhớ, không phải là những hiện tượng độc lập với nhau và với không thời gian. Một độc ảnh như hình tượng phát hiện trong giấc mơ cũng là một thực tại và hàm chứa sự có mặt của vạn vật. Ta thường nghĩ hình ảnh một nàng tiên ta gặp trong giấc mơ là một hình ảnh không có thực chất bởi vì ta không nắm được cái "chất" của nàng tiên ấỵ Nhưng hình ảnh của những kẻ nói cười mà ta thấy trên màn ảnh cũng có thực chất đâu, ta có sờ mó được "chất" của chúng đâụ Tuy vậy nó có thực chất. Thực chất của nó là vạn hữu trong vũ trụ. Sự có mặt của một ảo tưởng kéo theo sự có mặt của vạn hữụ Chính vì có vạn hữu nên có nó. Do đó tính cách diệu hữu của nó cũng đồng với với tính cách diệu hữu của một chất điểm. Chất điểm trong khoa học bây giờ không có tính cách rắn chắc và "thực hữu" như óc ta tưởng tượng. Như ta đã thấy, khi ý thức ( thức thứ sáu ) an trú trong định thì nó không hoạt động tạo tác ( "construire, façonner") nư~a mà bắt đầu thể nghiệm thực tại trong tự thân thực tạị Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì, vì vậy ta đừng tưởng tượng rằng ta có thể đưa ý thức về trạng thái "thuần túy" không có đối tượng. Ý thức không đối tượng là ý thức không hiện hành, không hoạt động, tiềm phục trong a-lại-gia như sóng tiềm phục trong nước, nghĩa là không có sóng trong lúc ấỵ Có một thứ định gọi là vô tâm định ( có thể gọi là vô tâm tam muội, vô tưởng định hoặc diệt tận định ) trong đó ý thức không còn hoạt động nữa mà thiền giả có thể đạt tới trong khi tọa thiền. Trong những giấc ngủ hoàn toàn không có mộng mị, ý thức cũng trở về tiềm phục trong trong a-lại-giạ

Trong lúc thiền quán, thiền giả tập trung sức quán niệm (niệm lực) trên một đối tượng hoặc của ý thức độc lập hoặc của ý thức trong trường hợp cảm

giác thuần túy ) và như vậy là định lực bắt đầu phát hiện. Thiền giả duy trì sức tập trung ấy của ý thức trên dốt tượng, nghĩa là trên chính ý thức, cũng như ánh sáng mặt trời liên tục soi trên mặt tuyết hoặc trên lá câỵ Sự quán chiếu này không phải là một sự quán chiếu vô tri, trái lại, thiền giả rất minh mẩn. Y có thể ghép đối tượng của y vào hơi thở để duy trì sự tập trung của ý thức. Y có thể lấy một chiếc lá làm đối tượng quán niệm và thấy qua chiếc lá ấy thế giới tâm cảnh viên dung. Y có thể lấy sự có mặt của mặt trời trong cơ thể y làm dối tượng quán niệm và di tới kinh nghiệm pháp thân không sinh không diệt. Trong lúc quán tưởng, y vẫn dùng quán niệm để thấy được tự tính tương tức và tương nhập của thực tại, có ý thức rằng sự quán niệm này không có tính cách tạo tác của ý niệm mà là phương tiện phá vỡ ý niệm. Tất cả là để đi tới ( ngay trong tự tâm và tự thân y ) kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà duy thức học gọi là thực tính duy thức ( vijn~aptimâtratà).

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 68 - 69)