Như trên đã nói, chỉ trong trường hợp cảm giác thuần túy thì đối tượng nhận thức mới là tự thân thực tạị Nhưng giác quan chỉ có giá trị tương đối, và vì vậy, nội dung của cảm giác dù là tánh cảnh vẫn có tính cách không toàn bộ. Khoa học cho ta biết, tai và mắt của chúng ta chỉ tiếp xúc được vơ'i một phần rất nhỏ những làn sóng từ điện trong vũ trụ. Các làn sóng có tần số lớn như các tia quang xạ ( rayons du radium ), các tia vũ trụ ( rayons cosmiques ) và cả những làn sóng vô tuyến điện thoại ( ondes radiophoniques ) nữa đầy dẫy trong không gian mà tai ta có bắt được đâụ Ánh sáng cũng chỉ là những làn sóng, chỉ khác với những làn sóng âm thanh về tần số mà thôị Các tia hồng ngoại dối với mắt ta có tần số hơi ngắn cho nên ta không trông thấy được. Tần số của tia X còn ngắn hơn của tia tử ngoại nhiều, cho nên ta cũng không trông thấỵ Giá mà ta trông thấy được quang tuyến X thì cảnh tượng của vũ trụ sẽ khác lạ vô cùng với cảnh tượng mà ta đương thấy hàng ngàỵ Trong các loài động vật sống chung với ta trên mặt dất, có những loài mà giác quan có thể tiếp nhận dược thực tại rộng rãi hơn giác quan của loài ngườị
Chân tướng toàn vẹn của vũ trụ vì vậy phải được nhìn bằng con mắt tuệ ( tuệ nhãn ), mà con mắt này chỉ mở ra khi gốc rễ của ý niệm và chấp trước bật tung. Gốc rễ đó là mạt-nạ Ðó là lúc a-lại-gia hiển hiện như một tấm gương tròn sáng soi tỏ vạn hữụ Ðó là trường hợp đại viên cảnh trí ( 30 )
---o0o---