TRONG GIÓ CÓ CÁI BIẾT

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 36 - 37)

Chúng ta hãy thử đuà một tí với diệu múa sau đây để “biết” thêm về cái biết. Giả sử tôi nói: tôi biết gió đang thổị Chữ tôi ở đây, bạn nghĩ, có nghĩa là tâm hơn là thân, và vì vậy nó có nghĩa tâm ( tôi ) biết gió đang thổị Tâm tức là cái biết. Vậy thì ta đang thực sự nói : cái biết biết gió đang thổị Sự vô lý nằm ở chổ cái biết biết ( la connaissance connait ). Ta tưởng tượng cái biết là một thực thể tồn tại độc lập với đối tượng biết của nó, cư trú trong đầu ta và vươn ra ngoài cái biết sự vật, giống như là cái thước đo có sẵn, đem ra để do chiều dài sự vật. Ta đã lồng cái biết của ta vào khuôn khổ do chính cái biết của ta tạo tác ra, do đó cái biết mà ta ngỡ là cái biết không còn là cái biết trong tự thân nó nữạ Khi ta nói gió dang thổi ( le vent souffle ) ta thực sự không nghĩ rằng có một cái gì đang thổi một cái gì. Gió tức là thổi, không thổi tức là không gió. Cái biết cũng vậy: tâm tức là cái biết, cái biết tức là tâm. Cái biết mà ta đang nói tới đây là cái biết về gió. “Biết là biết một cái gì”, vậy gió và cái biết không rời nhau, gió và cái biết là một. Ta chỉ nói đến “gió” là đủ. Sự có mặt của gió bao hàm sự có mặt của cái biết và của động tác thổị Dồn mệnh dề tôi biết gió đang thổi thành một tiếng “gió” có thể vừa tránh cho ta nhiều lỗi văn phạm vừa giúp cho ta tới gần sự thực hơn. Trong cuộc sống thực dụng hằng ngày, ta đã tập thói quen suy nghĩ và diễn tả theo nhận thức về sự tồn tại của những chủ thể độc lập cho nên ta sẽ gặp một ít khó khăn khi đi vào thế giới phân biệt ( 7 ) của thực tạị

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 36 - 37)