TÂM VÔ NGẠI VÀ CẢNH VÔ NGẠ

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 64 - 65)

Còn một phép quán quan trọng nữa, gọi là phép quán tâm cảnh viên dung mà công dụng là đánh đổ ý niệm phân biệt tâm vật. Khi ta nhìn cảnh trời, mây, nước ... thì ta phân biệt ba hiện tượng khác nhaụ Nhưng nhận xét kỹ càng hơn, ta thấy không những mây và nước có cùng một thể chất mà cả ba thứ đều không thể tách rời nhau mà hiện hữụ Khi ta nói: "con rắn làm tôi hoảng sợ", ta thấy con rắn như một hiện tượng vật lý và sự hoảng sợ như một hiện tượng tâm lý. Pháp quán tâm cảnh viên dung là phương pháp xoá bỏ ý niệm phân biệt có tính cách nhị nguyên ấỵ

Nhà toán học Ðức Leibniz nói ông có thể chứng minh rằng không những màu sắc, ánh sáng, nhiệt lượng, mà cả hình thể, dung tích và sự di động của vạn vật nữa, cũng chỉ là những đặc tính mà nhận thức gán cho thực tạị Einstein còn đi xa hơn: ông chủ trương cả thời gian lẫn không gian đều là những hình thái của nhận thức chủ quan.. Vào thế kỷ thứ hai mươi, không ai còn có thể chủ trương như Descartes là tâm và vật là hai thực tại riêng biệt có thể tồn tại độc lập với nhau nữạ

Ðơn giản mà nói thì trong mệnh dề "tôi sợ rắn", ta thấy có tôi, có rắn và có sợ. Sợ là một hiện tượng tâm lý, không có những dính líu dến sinh lý tôi và vật lý rắn, sợ cũng là một hiện tượng trong lưới tương sinh tương duyên của vạn hữu, nghĩa là cùng một thể với vạn hữụ Hiện tượng sợ bao gồm ý niệm rắn và ý niệm người có thể bị rắn cắn. Tự thể "khách quan" của rắn và của người ra sao thì ta không quyết chắc dược, nhưng sợ là một kinh nghiệm trực tiếp: ta gọi sợ là một tác dụng của tâm.

Theo phép quán tương tức tương nhập, ta thấy "niệm" nào của tâm cũng bao hàm cả vạn hữu vũ trụ . Niệm tức là một khoảnh khắc của tâm. Nó có thể là tư tưởng ký ức, cảm giác hay ước vọng. Cũng như bất cứ hiện tượng nào, nó chứa trong nó thời gian và sự tác động.. Nghiêng về không gian ta có thể tạm gọi nó là một "chất tử" (particule) của tâm. Nghiêng về thời gian, ta có thể gọi nó là một "hạt thời gian" hay một "sát na". ( Nên để ý: một sát na cũng được gọi là một niệm ). Một niệm của tâm chứa cả quá khứ, hiện tại và vị lai, và dung nhiếp được vạn hữu vũ trụ.

Khi nói đến tâm, ta nghĩ đến những hiện tượng tâm lý như cảm giác, tư tưởng và nhận thức, cũng như khi nói đến vật, ta nghĩ tới những hiện tượng vật lý như núi sông, cây cỏ, động vật. Như vậy là khi ta nói đến tâm hay vật,

ta chỉ nghĩ đến hiện tượng ( tâm tượng và cảnh tượng ) chứ không nói đến tâm thể và vật thể. Ta đã thấy rằng cả hai hiện tượng ( tâm và vật ) đều nương nhau mà thành, và thế tính của chúng là sự tương duyên, vậy sao ta không thấy được rằng cả hai loại hiện tượng đều cùng một thể tính ? Thể tính ấy, có người ưa gọi là tâm, có người ưa gọi là vật, có người ưa gọi là chân như, có người ưa gọi là Thượng Dế. Gọi là gì thì gọi nhưng ta không thể lồng thế tính ấy vào các khuôn thước của ý niệm. Thế tính ấy có tính cách vô ngại nghĩa là không bị hạn chế, không bị ngăn cản; dung nhiếp tất cả.. Nếu quan niệm nó là một thì gọi nó là pháp thân ( dharmakaya ). Nếu quan niệm nó là hai thì gọi nó là "Tâm vô ngại", và "Vật vô ngạị". (Giáo lý Hoa Nghiêm Tông gọi đó là tâm vô ngại và cảnh vô ngại ). Cả hai dung hợp nhau một cách viên mãn cho nên gọi là tâm cảnh viên dung.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)