TÂM THỨC TẠO NÊN TƯỚNG TRẠNG CỦA THỰC TẠ

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 54 - 55)

THỰC TẠI

Trưa hôm qua, bé Thủy đã làm cho cô giáo ngạc nhiên hết sức. Sau bữa cơm trưa tại trương, bé đã tự động đi lấy chổi và quét sạch lớp học. Trẻ con trong làng, chưa đứa nào từng làm như vậỵ Buổi chiều sau lớp học, cô giáo đã bỏ công leo lên tới đồi Phương Vân để nói cho tôi biết điều dó. Tôi nói với cô là trẻ em nghèo bên xứ tôi đều như thế đó, lo lắng việc nhà việc cửa mà không đợi người lớn bảọ

Sáng nay thứ tư bé Thủy nghĩ học, tôi đưa bé lên đồi chơị Hai ông cháu đi nhặt trái thông. Chúng tôi để dành trái thông mà nhen lò sưởi trong mùa đông sắp tớị Bé Thủy nói trời sinh ra trái thông để cho mình nhóm lửa sướng quá. Tôi nói trái thông sinh ra là để làm những cây thông con, chớ không phải cho mình nhóm lửạ Nghe tôi nói, bé đã không thất vọng mà hai mắt nó sáng thêm rạ Hôm qua, tôi có nói đến quan niệm về thời gian và không gian của kinh Hoa Nghiêm và của thuyết Tương Ðốị Phá được ý niệm về không gian và thời gian tuyệt dối, là ta đã bắt đầu làm rạn nứt được nhiều ý niệm liên hệ, lâu nay đã trở thành phạm trù của tư tưởng.

Trong thuyết Lượng Tử, các nhà khoa học đã công nhận rằng các điểm cực vi như điện tử không phải thực sự là những vật thể có thể tồn tại độc lập với nhaụ Chúng là những “liên hệ hổ tương” (interconnexions) giữa các vật thể, và các “vật thể” này lại là những liên hệ hỗ tương giữa các vật thể khác. Tóm lại, không có vật thể nào có tự tính độc lập. Cái nhìn này thật không xa với cái nhìn “trùng trùng duyên khởi “ và “tương tức tương nhập “. Khái niệm về chất điểm cực vi cũng đã chịu ảnh hưởng nhiều của thuyết tương đốị Các vật thể cực vi mà nhà khoa học gọi là các “liên hệ hỗ tương giữa các vật thể” ấy lại được nhận thức như những thực tại của không-thời-gian bốn chiều luôn luôn ở vào trạng thái sinh động, bởi vì chất lượng (masse) và năng lượng (énergie) là một; chất lượng chỉ là một hình thái của năng lượng ( mưa đồng thời là một chủ từ và một dộng từ ). Chất tử ở đây cũng như hạt bụi hoặc “đầu sợi tóc” trong kinh Hoa Nghiêm, dung nhiếp cả không gian lẫn thời gian. Một chất tử như vậy có thể coi như một “hạt” thời gian; cũng như một niệm (ksana) trong kinh Hoa Nghiêm không những dung nhiếp quá khứ hiện tại và vị lai mà còn dung nhiếp cả không gian và vật thể. Chất tử không còn có thể được hình dung như một vật ba chiều trong không gian

nữa, (một hòn bi, hoặc một hạt bụi rất nhỏ) và trở thành trừu tượng hơn trong trí óc ta: có thể tạm gọi chúng (ví dụ điện tử) là những “thực thể bốn chiều sinh dộng trong không-thời-gian” hoặc những “làn sống cơ suất” (ondes de probabilité) nhưng ta cũng biết rằng đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt, trong ấy các từ ngữ như “chất”, “điểm”, “thực thể” và “sóng” không còn mang cùng những ý nghĩa như trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngàỵ Thực tại của thế giới cực vi đã vùng vẫy để thoát ra ngoài thế giới ý niệm, và các chất tử đối với trí óc phân biệt của con người chỉ còn là những số lượng toán học trừu tượng.

Có những nhà khoa học đã thú nhận rằng những đặc tính của các vật thể cực vi là do trí óc của họ tạo tác ra chứ thật ra các vật thể cực vi na‘y không có những đặc tính dộc lập với trí óc người nghiên cứu chúng (21). Như vậy là cả trong hai lảnh vực cực tiểu và cực đại, các nhà khoa học đều đã công nhận rằng tâm thức là bình chứa của thực tại, tâm thức tạo nên tướng trạng của thực tạị

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 54 - 55)