ÐIỆU MÚA CỦA LOÀI ONG

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 33)

Bạn đã từng dọc sách hoặc xem phim về sinh hoạt loài ong chưạ Khi con ong thợ phát kiến dược một địa điểm nhiều hoa, nó bay về tổ báo cho đồng loại biết phương hướng và vị trí của địa điểm này bằng cách đi vài đường múạ Có nhiều điểm xa cách tổ ong đến hàng cây số. Học giả K. Von Frisch từng nghiên cứu về ngôn ngữ “múa” ấy của loài ong. Loài người cũng biết múa và có nhiều nghệ sĩ từng diễn tả nội tâm bằng những điệu múạ. Có người diễn tả nội tâm bằng âm nhạc hoặc hội họạ Lời nói của chúng ta cũng chỉ là những đường múa, những tiếng hát, những nét họạ Nó có thể vụng về hoặc khéo léọ Nó có thể chuyên chở dược nhiều hay ít cái thấy của chúng tạ Nhưng sự khéo léo không phải chỉ cần thiết ở người sử dụng ngôn ngữ. Chính người nghe cũng phải khéo léo và tinh ý. Bởi ngôn ngữ thường không thoát được những phạm trù ý niệm. Dầu người nói có khéo léo lách thoát khỏi một mớ phạm trù này thì người nghe cũng có thể rơi vào cạm bẩy của những phạm trù ấy . Bởi vì những chai và bình của ta đem ra để đựng nước đều có sẵn những hình thái và dung lượng của chúng. Thiền giả hay nói đến tính cách “bất lập văn tự” không phải nhất thiết là để phủ nhận khả năng diễn đạt của văn tự mà chỉ là để đề phòng sự chấp chặt vào văn tự của người sử dụng cũng như của người tiếp nhận. Những tác phẩm như Trung Quán Luận của luận sư Long Thọ ( sáng tác vào thế kỷ thứ hai dương lịch ) biểu trưng cho ý thức muốn sử dụng ý niệm để đập vỡ ý niệm. Trung quán Luận không nhắm tới sự thành lập một ý niệm hay một luận thuyết nào hết mà chỉ nhằm tới sự phá bỏ tất cả mọi ý niệm, đập vỡ hết cả tất cả mọi chai lọ, ống và bình để cho ta thấy nước là một cái gì không cần hình tướng mà vẫn hiện thực. Trung Quán Luận là những điệu múa nhằm giúp ta bỏ lại các khuôn khổ ý niệm trước khi đi vào sự thể nghiệm thực tạị Ðiệu múa ấy chỉ là phương tiện phá bỏ chướng ngại trên con dường thể nghiệm thực tại mà không phải là một hình ảnh thực tại được mô tả.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 33)