Nhà Vật Lý Học Erwin Schrodinger, trong một bài diễn thuyết về Tâm và Vật tại trường Ðại Học Trinity ở Cambridge năm 1956, có đặt vấn đề tâm thức là một hay là nhiềụ Ông đã đi tới kết luận sau đây: bề ngoài thì hình như có nhiều tâm, sự thực chỉ có một tâm thôị Schrodinger đã chịu ảnh hưởng của triết học Vedantạ Ông đã thao thức mãi về cái mà ông gọi là "mâu thuẩn số học" (arithmetical paradox) về tâm. Như ta đã thấy, ý niệm về một và về nhiều là một khuôn khổ của nhận thức; còn bị nó giam hãm là còn bị cái "mâu thuẫn số học kia giam hãm. Chỉ có khi nào thấy được tính cách tương tức và tương nhập của thực tại thì ta mới thoát được nó.. Thực tại có tính cách phi nhất phi dị, nghĩa là không phải một cũng không phải nhiều ( 29 ).
Cái thực tại tâm cảnh viên dung trong đó chủ thể và đối tượng ( tâm và cảnh ) dung hợp mầu nhiệm với nhau được Duy Thức Học miêu tả bằng hình ảnh một tấm kính soi, mang trong nó tất cả mọi hình tượng, không hình thì không kính, không kính thì không hình. Danh từ dùng ở đây là đại viên cảnh trí: tấm gương lớn và tròn dầy của trí tuệ không bị che lấp. Ðứng về mặt hiện tượng, nó lại được diễn tả như một kho tàng duy trì vạn hữu trong đó người giữ kho (chủ thể) và nội dung kho là một. Ðó là ý niệm A lại gia ( alaya ). Duy Thức Học gán cho A lại gia công dụng duy trì mọi hiện tượng vật lý, sinh lý và tâm lý (đồng thời là nội dung của các hiện tượng ấy ) và làm căn bản cho sự phát sinh chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức ( tâm và cảnh
). A lại gia không nằm trong khung không thời gian; trái lại không thời gian phát sinh từ nó.
Khái niệm về cảnh (đối tượng nhận thức ) rất quan trọng trong Duy Thức Học. Có ba loại cảnh tánh cảnh, đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. Tánh cảnh là tự thân của thực tại ( svabhảva ). Ðới chất cảnh là tánh cảnh đã bị ý niệm chia cắt và đóng khung ( sãmãnyalaksana ). Ðộc ảnh cảnh là bóng dáng của đới chất cảnh duy trì trong ký ức, có thể phát hiện lại trong nhận thức khi có đủ điều kiện.
---o0o---