ÐỘNG TÁC LÀ BẢN THÂN CỦA CHỦ THỂ ÐỘNG TÁC

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 37 - 38)

Trong các mệnh đề như gió thổi, mưa rơi và sông trôi, ta thấy rõ chủ từ và động từ là một: không thổi là không phải gió, không rơi là không phải mưa và không trôi là không phải sông. Xét cho tinh tế, ta thấy chủ thể nằm trong hành dộng và hành dộng tức là chủ thể. Chủ thể với hành dộng là một, cũng như vật chất và năng lượng là một. Ðộng từ phổ cập nhất là động từ hiện hữu ( être ): tôi hiện hữu, anh hiện hữu, núi sông hiện hữụ Nhưng vì dộng từ này không diễn tả được trạng thái sinh động của vạn vật cho nên người ta hay thay thế nó bằng động từ trở thành ( devenir ). Hai dộng từ này cũng được người Tây Phương dùng như những danh từ: l’être và le devenir ( tiếng Pháp ) hoặc being và becoming ( tiếng Anh ). Nhưng trở thành cái gì mới được chứ ? Tiếng trở thành ở đây thực ra chỉ có nghĩa là chuyển biến không ngừng, và do đó nó cũng có tính cách phổ biến như tiếng hiện hữụ Nó không diễn tả được cái phong cách hiện hữu và trở thành của từng hiện tượng xét riêng. Ví dụ trong trường hợp gió thì hiện hữu hoặc trở thành là thổi, trong trường hợp mưa là rơi, trong trường hợp sông là trôị Ta thấy ngay rằng nếu dộng từ hiện hữu là hoàn toàn phổ biến thì các động từ thổi, rơi và trôi cũng còn rất phổ biến: ( không những mưa rơi mà tuyết, lá, phóng xạ v.v... cũng rơi ). Trong khi đó, động từ mưa là đầy đủ nhất cho chủ thể mưạ Ta có thể nói “mưa mưa” cho đủ chủ từ và động từ, hoặc chỉ cần nói mưa như một động từ ( hoặc như một chủ từ, tùy ý thích của ta ). Cứ như thế, bạn có thể nói: người họa sĩ vẽ, thiền giả ngồi thiền, người đọc sách dọc sách, ông vua làm vua, Tuệ Trung làm Tuệ Trung, núi làm núi, mây làm mâỵ Lý do tồn tại của vua là để làm vua, lý do tồn tại của núi là dể làm núị Làm vua tức là làm tất cả những gì mà một ông vua làm: trị nước, an dân, thiết triều, và một vạn truyện khác. Như trong trường hợp “mưa mưa”, ta không nói “vua làm vua” nữa mà chỉ nói “vua vua” tiếng vua thứ hai là động từ, một động từ không có tính cách phổ biến, chỉ để dành cho nhà vua mà thôị Mỗi chủ từ trở thành một động từ, và động từ ấy là “lý do tồn tại” ( la raison d’être ! ) của chủ từ ấỵ Ví dụ trái núi núi, đám mây mây, Tuệ Trung tuệ trung. Khi ta nói người họa sỉ vẽ, ta nghe như xuôi tai hơn, kỳ thực mệnh đề đó không khác gì mệnh đề nhà vua vuạ Mấy ngàn năm về trước đức thánh Khổng đã từng dùng loại ngôn từ này rồị Ngài nói “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua ( làm ) vua, tôi ( làm ) tôi, cha ( làm ) cha, con ( làm ) con”. Ta có thể tuỳ ý riêng mà giải thích : “vua phải làm trọn bổn phận vua” hoặc “vua phải cho ra vuạ..” nhưng tựu trung lối giải thích ấy không có thêm gì mớị Thấy dược động tác là chính bản thân của chủ thể động tác rồi ta mới hé thấy dược cái dung lượng bao la của một tiếng biết.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 37 - 38)