NGƯỜI QUAN SÁT VÀ NGƯỜI THAM DỰ

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 55 - 56)

Ðối với những nhà khoa học vật lý mới, người ta không thể tách vật ra khỏi tâm. Nhà khoa học không thể đóng vai trò một chủ thể quan sát thuần túy khách quan. Tâm của ông ta không thể tách rời khỏi thực tại đang được quán sát. John Wheeler nghĩ rằng phải thay thế danh từ “quán sát viên” (l’observateur) bằng danh từ “tham dự viên” ( le participant ). Khi còn là kẻ quan sát thì sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng nhất dịnh là còn tồn tại, nhưng một khi dã là kẻ tham dự thì rất có thể sự phân biệt chủ khách sẽ biến mất, nhường chỗ cho kinh nghiệm trực tiếp. Thái độ “tham dự” đưa ta tới gần phương pháp quán niệm của thiền giả. Khi quán niệm về thân thể chẳng hạn, thiền giả biết quán niệm thân thể nơi thân thể (Kinh Niệm Xứ); nghĩa là y không coi thân thể như một đối tượng biệt lập với tâm quán niệm của ỵ Kết quả của sự quán niệm, vì vậy, không phải là những đo lường và suy tư trên đối tượng quán niệm mà là một kinh nghiệm trực tiếp ( une perception directe ) về đối tượng ấỵ Cái kinh nghiệm trực tiếp này được gọi là nhận thức vô phân biệt (nirvikalpajnana).

Thói quen phân biệt tâm và vật của ta đã có gốc rễ rất sâu trong ta rồi, nên ta phải thực tập quán niệm để phá vỡ nó từ từ. Kinh Niệm Xứ, một kinh dạy về thiền tập được các môn dệ của Phật áp dụng ngay từ khi Phật còn tại thế, đưa ra bốn đối tượng quán niệm: thân thể, cảm thọ, nhận thức và đối tượng

nhận thức. Sự phân loại thực tại này chỉ nhắm mục tiêu thiền quán mà không nhắm tới mục tiêu phân tích thực tạị Các hiện tượng mà ta gọi là vật chất ( sắc pháp ) được liệt vào trong phạm trù đối tượng nhận thức. Cố nhiên là thân thể và cảm thọ ( và cả nhận thức nữa ) cũng có thể liệt vào phạm trù đối tượng nhận thức khi ta quán sát chúng. Nhưng sự kiện mà kinh gọi mọi hiện tượng trong đó có sắc ( vật chất ) là đối tượng nhận thức cho ta thấy rằng ngay từ buổi đầu, Phật học đã chống lại thói quen phân biệt tâm và vật như hai thực thể riêng biệt.

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 55 - 56)