BUÔNG BỎ Ý NIỆM TRONG VÀ NGOÀ

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 30 - 31)

Có lẽ bạn đã để ý rằng mỗi khi dùng mệnh đề “thế giới bên ngoài “ tôi đều đặt no’ trong vòng kép. Tôi làm như thế là vì tôi không thực sự thấy rằng thế giới ấy là thế giới “bên ngoài” . Bạn thử quán sát xem: bên ngoài là bên ngoài của thân hay của tâm ? Thân thể ta , máu thịt và gân cốt ta đều thuộc về thế giới “bên ngoài “ ấỵ Cho đến hệ thần kinh và óc tủy của chúng ta cũng đều thuộc về cùng một thế giớị Cái dung tích mấy trăm phân khối chứa não bộ của ta, nó có phải là cái “ thế giới bên trong “để đối với cái “thế giới bên ngoài “ hay không ? Bạn nói là không, bởi vì nó là một phần của không gian, tức là một phần của thế giới bên ngoàị Vậy thì thế giới bên trong là tâm, bạn nóị Nhưng tâm ở đâu ? Bạn có thể xác dịnh được vị trí của tâm không ? Bạn hãy dùng tâm mà quan sát tâm như quan sát mọi hiện tượng khác mà ta gọi là vật lý. Tâm liên hệ tới thần kinh và não bộ : tâm là ký ức và cảm giác, là tư tưởng, là nhận thức, những hiện tượng ấy có liên hệ tới gốc rễ sinh lý của chúng, có sinh diệt, có cường độ. Bạn nói ta có thể xác dịnh vị trí không gian và thời gian của chúng. Về không gian thì căn cứ của chúng là thần kinh và não bộ. Về thời gian thì chúng có thể phát hiện hôm qua, ngày nay hoặc ngày maị Như vậy dưới nhận thức của tâm, tâm trở thành một phần của cái thế giới mà ta gọi là thế giới bên ngoàị Cứ theo đà ấy mà suy xét thì tất cả đều thuộc về thế giới bên ngoài ấỵ Nhưng bên ngoài là bên ngoài của cái gì ? Làm gì có bên ngoài nếu không có bên trong? Những quan sát ấy không phải để đưa tới kết luận rằng thế giới bên ngoài nằm gọn trong tâm và tâm bao hàm tất cả pháp giớị Bởi vì một kết luận như thế vẫn còn được đặt trên sự phân biệt trong và ngoàị “Tất cả dều trong tâm, ngoài tâm không còn gì nữa”. Câu nói này cũng vô lý như câu nói: “Tâm ta nhận thức dược thế giới bên ngoài”.

Lý do của sự lúng túng nằm ở thói phân biệ.t trong và ngoài của chúng tạ Trong đời sống thực dụng hằng ngày, sự phân biệt ấy rất cần thiết. Ta phải phân biệt trong và ngoài, bởi vì vào mùa đông ở trong nhà ta có thể mặt ít áo, nhưng ra ngoài đường ( tức là ngoài nhà! ) thì phải mặc cho thật ấm, nếu không muốn bị xưng phổị Các ý niệm như cao/thấp, một/nhiều, tới/di, sinh/diệt v.v... cũng vậy, rất cần cho nhận thức và hành dộng thực dụng của sự sống hằng ngàỵ Nhưng đến khi ta thoát ra khỏi phạm vi sự sống thực dụng đó mà đi vào sự quán sát thực tướng của vũ trụ thì ta phải rời bỏ các ý niệm kiạ Ví dụ khi ta ngửng dầu lên nhìn trăng sao, ta thường cho phía ấy là phía trên, nhưng cùng một lúc ấy những người đang đứng ở bán cầu bên kia trái dất của ta lại cho phía ấy là phía dướị Trên chỉ là trên đối với ta mà thôị Trên là trên trong cuộc sống thực dụng chứ không phải là trên của chân lý vũ trụ. Muốn quán sát vũ trụ phải biết buông bỏ ý niệm trên dưới ấỵ

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)