Bây giờ bạn thử gạt bỏ khái niệm về ngã, thử dùng một thứ ngôn ngữ không có chủ từ dể xem chúng ta thấy được gì. Ví dụ: mưạ Thường thường ta hay nói “trời mưa”, trời là chủ từ còn mưa là động từ. Nhưng chủ từ không thật sự là một chủ từ. Người Tây Phương nói : it rains, il pleut. Chủ từ it hay il cũng không thực sự chỉ một cái gì hết. Có khi ta nói mưa rơi, mưa được xem là chủ từ còn rơi là dộng từ. Xét lại nói mưa rơi là vô nghĩạ Mưa thì có nước rơi, nếu không có rơi thì không phải là mưạ Vậy ta có thể nói mưa ở Saigon, mưa ở ÐàLat., không dùng chủ từ mà vẫn diễn đạt được thực tạị Ta hãy dùng động từ biết theo kiểu đó, và nói; biết trong con người, biết trong loài
ong, biết nơi cây chanh. Nghe lạ tai thật, nhưng chỉ là do thói quen của chúng ta, khi nói là phải có chủ từ. Tiếng biết ở đây có thể là một động từ hay một danh từ, như trường hợp “mưa ở Saigon, mưa ở Hà nội”. Nếu mưa Saigon có nghĩa là có mưa ở Saigon thì biết trong con người có nghĩa là có sự biết trong con người, có gì mà không hiểu được. Theo như tôi thấy, cái biết có mặt khắp chốn và biển hiện khắp chốn. Biết trong anh Hai, biết nơi cô Ba, biết nơi con ong, biết nơi cây đào, biết trên thái hư, biết giữa tinh hà. Nếu ngôn ngữ Tây Phương nói il pleut sur Paris được thì cũng có thể nói il pense dans l’azur được chứ sao không. Một thiền sư nào dó, trong một tuần lễ hướng dẫn thực tập quán niệm về vô ngã, có thể đề nghị thiền sinh của mình sữ dụng lối ngôn ngữ không có chủ từ này, và chỉ sử dụng lối ngôn ngữ ấy mà thôị Tôi tin rằng phương pháp đó có thể đưa tới những kết quả rất tốt.
---o0o---