Có một phép quán gọi là chân không quán: thiền giả đi vào phép quán này để vượt bỏ ý niệm có và không cố hữu của mình, một ý niệm được cấu thành do nhận thức sai lầm về tính cách độc lập ( ngã ) và thường còn (thường) của các vật thể. Khi cây chanh mới có hoa, ta không thấy trái chanh trên cành và ta nói : “hoa chanh thì có, trái chanh thì không”. Ta không thấy được sự có mặt của trái chanh tiềm ẩn nơi những vật thể đã hiển lộ cho nên ta nói không. Kỳ thực yếu tố thời gian đang từ từ làm cho trái chanh hiển lộ. Nhìn vào cái ghế ta chỉ thấy sự có mặt của gỗ, và ta không thấy được sự có mặt của rừng, của cây, của lá, của bàn tay người thợ mộc, của tâm ta ... Kẻ thiền giả hi nhìn vào cái ghế phải thấy được cả vạn hữu trong liên hệ nhân duyên chằng chịt: sự có mặt của gổ kéo theo sự có mặt của cây, sự có mặt của lá cây kéo theo sự có mặt của mặt trời, v.v.... Y thấy được một trong tất cả và dù không nhìn vào chiếc ghế trước mặt y, y cũng thấy được sự có mặt của nó trong lòng vạn hữụ Cái ghế không có tự tính riêng biệt. Nó có trong liên hệ duyên khởi với các hiện tượng khác trong vũ trụ; nó có vì tất cả các cái khác có, nó không thì tất cả các cái khác đều không. Mỗi lần mở miệng nói “ghế”, hoặc mỗi lần khái niệm “ghế” được hình thành trong nhận thức ta là mỗi lần lưỡi gươm khái niệm vung lên và chém xuống, phân thực tại làm hai mảnh: một mảnh là ghế, một mảnh là tất cả những gì không phải ghế. Ðối với thực tại sự chia cắt ấy tàn bạo vô song và cũng phi lý vô cùng. Ta không thấy được rằng tự thân của ghế là tất cả những gì không phải ghế tổ hợp nên. Tất cả những gì không phải ghế nằm ngay ở trong ghế. Chia cắt làm sao được ? Kẻ trí giả nhìn ghế thì thấy sự có mặt của tất cả những gì không phải ghế, vì vậy thấy được tính cách bất sinh diệt của ghế . Hồi nhỏ chắc là bạn có chơi kính vạn hoa ( kaléidoscope ). Bạn biết rằng tất cả những kiến trúc kỳ diệu trong ống kính đều do sự phối hợp của các mảnh vụn mầu sắc và các mặt kính tạo thành. Mỗi cử động nhỏ của ngón tay bạn làm tan biến một kiến trúc kỳ diệu và làm phát hiện một kiến trúc kỳ diệu khác. Bạn có thể nói những kiến trúc kỳ diệu kia có sinh và có diệt, nhưng bạn biết rõ là tự thể chúng ( các mảnh vụng mầu sắc và các mặt kiến) không nằm trên bình diện sinh diệt ấỵ Bạn thấy được rằng sự sinh diệt là giả tạo: bản thể của các kiến trúc muôn hình vạn trạng kia thoát ra ngoài sự sinh diệt dó. Nó bất sinh bất diệt. Hãy như vị thiền giả kia, bạn thử theo dõi hơi thở bạn và quán chiếu tính bất sinh bất diệt của thế giới bạn, nghĩa là của bạn. Rồi bạn sẽ thấy sự giải thoát sinh tử chỉ nằm trong tầm taỵ Nếu ta phủ nhận sự có mặt của cái ghế tức là ta phủ nhận sự có mặt của vũ trụ van hữụ Cái ghế kia mà không
có thì vạn hữu cũng không, bởi vì vậy không ai có thể làm cho cái ghế từ có trở thành không được. Ðem chẻ cái ghế ra, bỏ vào lò sưởi, đốt cái ghế di, nó cũng không thể từ có trở thành không. Nếu bạn thành công trong sự thủ tiêu cái ghế thì đồng thời bạn đã thủ tiêu luôn cả vũ trụ. Cho nên ý niệm sinh diệt dính liền với ý niệm có không. Một chiếc xe đạp chẳng hạn bắt đầu có từ lúc nào và bắt đầu không từ lúc nào ? Nếu bạn nói chiếc xe đạp bắt dầu có vào lúc bộ phận cuối cùng được lắp vào, tại sao trước đó bạn nói rằng “ chiếc xe đạp này còn thiếu một bộ phận ?” Khi chiếc xe đạp hư hoại, không dùng được nữa, tại sao bạn còn gọi là “chiếc xe đạp hư”? Bạn thử quán niệm về giờ sinh và giờ diệt của chiếc xe đạp để rồi có thể thấy được chiếc xe đạp ngoài bốn phạm trù có, không, sinh , diệt.
Thi sĩ Rabindranath Tagore trước khi sinh là không hay là có, và sau khi chết, là có hay là không? Nếu bạn đã chấp nhận ý niệm trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm hoặc ý niệm tương hiệp tương thành của các chất tử cực vi, bạn không thể gắn ý niệm không vào cho thi sĩ Tagore dù vào lúc ông chưa sanh hoặc khi ông đã chết. Tagore mà không thì vũ trụ cũng không, tôi cũng không, bạn cũng không. Không phải nhờ “sinh” ra mà Tagore có, không phải vì “chết” đi mà Tagore không. Một buổi chiều đứng trên Linh Thứu Sơn ở tiểu bang Bihar, tôi thấy một mặt trời rất đẹp đang lặn. Thì ra đức Phật vẫn còn ngồi ở đó :
Người hành khất năm xưa vẫn còn trên Linh Thứu Sơn thản nhiên ngồi nhìn mặt trời huy hoàng đang lặn
Gotama ! Ô hay ! Ai bảo rằng Ưu Bát Ða La triệu năm mới có một lần nở
Tiếng hải triều kia, có chiếc tai nào chịu lắng mà lại không nghe ? ( Dấu Chân Trên Cát )
Tôi thường nghe nhiều người than thở rằng sinh ra đời không được gặp Phật... Tôi nghĩ rằng có thể những người này có gặp Phật trên đường đi họ cũng không nhận biết. Không phải chỉ Tagore và Phật Thích Ca là bất sinh, bất diệt, mà bạn và tôi, chúng ta cũng bất sinh bất diệt. Tôi có đây là vì bạn có đó. Nếu trong hai chúng ta một người không thì người kia cũng không. Thực tại thoát ra ngoài ý niệm có không, thực tại thoát ra ngoài ý niệm sinh diệt. Tạm dùng một tiếng chân không để nói về thực tại, để phá vỡ tất cả những ý niệm chuyên giam hãm cắt xén và bóp méo thực tạị Không dùng tâm vô niệm thì không có cách gì thâm nhập thực tạị Tôi tin rằng khoa học đang trên con dường phá vỡ các ý niệm và một mai kia sẽ thấy rằng thực tại
thoát ra ngoài mọi đo lường của ý niệm. Ngôn ngữ của khoa học đã bắt dầu có tính cách tượng trưng của thi ca, bởi vì khoa học gia thấy không còn có thể dùng ngôn ngữ của sự sống thực dụng hàng ngày mà diễn tả được cái thấy vô niệm của mình. Bạn có biết là các khoa học gia đang dùng những từ ngữ như “ma lực” ( charme ) và “mầu sắc” ( couleurs) để nói về nội dung các chất điểm không ?
---o0o---