NHƯ LAI KHÔNG TỚI CŨNG KHÔNG Ð

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 60 - 61)

Cái thực tại chân không vô niệm ấy còn được gọi là chân như (bhùtatathatả) nữạ Như nghĩa là như thế đó, phải thực nghiệm, không thể diễn tả ( bằng khái niệm và ngôn ngữ ) được. Chữ Chân không quan hệ mấy, cũng như trong danh từ chân không. Tây phương dịch danh từ chân như là suchness hay ainsité, lấy từ những chữ such và ainsi ra, cả hai đều có nghĩa “như thế”. Bạn có một trái sầu riêng trên bàn. Có người hỏi : mùi vị sầu riêng ra sao ? Thay vì trả lời, bạn bổ sầu riêng mời người đó. Như vậy là bạn đưa người đó đi vào chân như của hương vị sầu riêng, không cần dùng khái niệm và ngôn ngữ.

Ðể nhắc nhở môn đệ về tính cách bất sinh bất diệt của thực tại, Phật đã bảo họ gọi Người là Như Lai ( Tathảgata ). Như Lai không phải là một mỹ hiệu tôn xưng. Như Lai nghĩa là từ chân như mà tới, từ thực tại vô niệm mà tới ( như là chân như, lai là tới ). Tới từ chân như, ở trong chân như và đi về chân như. Ai mà không tới từ chân như ? Bạn, tôi, con sâu do, hạt bụi,.... tất cả đều từ chân như tới, hiện đang an trú trong chân như và một mai sẽ về chân như. Các động từ tới, ở và đi đều không có nghĩa bởi vì không lúc nào ta rời khỏi chân nhự. Trong kinh Anuràdha ( 23 ), Phật trả lời một câu hỏi đã từng làm cho nhiều tu sỉ đương thời và cả một số đệ tử của Phật nữa thắc mắc. Ðó là câu hỏi để dò xem trong bốn trường hợp này, trường hợp nào dúng : 1) Sau khi chết Như Lai còn hiện hữu

2) Sau khi chết Như Lai không còn hiện hữu

3) Sau khi chết Như Lai vừa còn hiện hữu vừa không còn hiện hữu

4) Sau khi chết, Như Lai vừa không hiện hữu vừa không không hiện hữụ “Phật hỏi Anurãdha: • Này Anuràdha, ông nghĩ sao, có thể nhận ra Như Lai nơi hình sắc ( vật chất ) không ? • Bạch Ngài không. • Có thể tìm Như Lai ngoài hình sắc không ? • Bạch Ngài không. • Có thể nhận ra Như Lai nơi cảm thọ, tư tưởng, hành nghiệp và nhận thức không ? • Bạch Ngài không. •

Có thể nhận ra Như Lai ngoài cảm thọ, tư tưởng, hành nghiệp và nhận thức không ? • Bạch Ngài không. • Này Anuràdha, chính trong khi ta còn sống đây mà ông cũng không tìm thấy ta ở đâu hết, thì tại sao ông lại thấy cần phải giải quyết vấn đề sau khi chết Như Lai còn hay là mất, hay vừa còn vừa mất, hay vừa không còn vừa không không còn?”

Nhà Vật Lý học Robert Oppenheimer, mà người ta thường gọi là cha đẻ của trái bom nguyên tử đầu tiên, đã được đọc đoạn kinh ấỵ Ông hiểu được ý thú của kinh, bởi vì ông đã quán sát về chất điểm và thấy chất điểm cũng không thể đem các ý niệm không gian, thời gian và có không mà bắt nhốt được. Ông viết : “ Nếu người ta đặt những câu hỏi bề ngoài có vẻ đơn giản nhất, chúng ta chỉ có thể hoặc nín thinh hoặc đưa ra những câu trả lời mà mới nghe, người ta tưởng là trích từ một cuốn kinh nào đó hơn là những giải bày chính xác của vật lý học. Chẳng hạn, nếu người ta hỏi vị trí của điện tử có nhất dịnh không, ta phải trả lời là “không”, nếu người ta hỏi vị trí đó có thay dổi trong thời gian không, ta phải trả lời là “không” , nếu hỏi điện tử có phải bất động không, ta phải trả lời là “không”, nếu hỏi điện tử có di động không, ta cũng phải trả lời là “không” ( 24 ) “. Bạn đã thấy ngôn ngữ khoa học đã bắt đầu có mầu sắc ngôn ngữ thiền học. Ðọc đoạn kinh Phật nói trên, Oppenheimer nói rằng giới khoa học của các thế kỷ 17 và 18 sẽ không hiểu được những câu trả lời của Phật. Vậy mà Phật đã nói những điều đó hai mươi lăm thế kỷ về trước !

---o0o---

Một phần của tài liệu Trai Tim Mat Troi - HT Nhat Hanh (Trang 60 - 61)