Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện TP Hà Nội (Trang 90 - 91)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.1. Những hạn chế

Sau khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng dịch vụ BCCP và qua khảo sát ý kiến của khách hàng về phát triển dich vụ BCCP, tác giả rút ra một số hạn chế sau:

Thứ nhất, tổ chức quản lý theo dạng vừa phục vụ vừa kinh doanh nhưng cơ chế chưa phân biệt rõ ràng nên khó tổ chức quản lý kinh doanh hiệu quả, các công ty chuyển phát khác tập trung vào việc giảm giá và tăng cường sự chăm sóc khách hàng tận tình để thu hút khách hàng. Ngược lại, với Bưu điện Hà Nội, giá cước điều chỉnh chậm và không linh hoạt, tốn nhiều thời gian và bị áp theo quy định giá của Tổng công ty nên không làm chủ được về mặt đơn giá.

Thứ hai, mạng lưới vận chuyển và năng lực chưa đáp ứng được các yêu cầu lưu thoát hàng hóa vào các ngày đầu tuần và các dịp lễ tết dẫn đến chậm chỉ tiêu vận chuyển làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu toàn trình. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh, hàng hoá ứ đọng nhiều, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ và cam kết với khách hàng

Thứ ba, về hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát, một số điểm bưu cục bố trí không hợp lý dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, không phát sinh doanh thu. Các điểm giao dịch chưa được kiểm tra chấn chỉnh thường xuyên dẫn đến hoạt động chưa đúng yêu cầu làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của Bưu điện Hà Nội. Ngoài ra, Bưu điện Hà Nội còn hạn chế về mặt chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại khách hàng bởi bộ máy lớn và những thông tin cần hỗ trợ không chuyển ngay trực tiếp cho nhân viên bưu điện trực tiếp thực hiện mà được chuyển qua giám sát hoặc quản lý để điều hành. Mặc dù ngày càng đổi mới hoàn toàn hệ thống khai thác dịch vụ BCCP toàn VNPost nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập gây khó khăn cho người thực hiện và làm khách hàng chưa hài lòng về quy định, thủ tục.

Thứ tư, về chất lượng dịch vụ chưa đảm bảo yêu cầu nhất là tại khâu phát, số lượng bưu gửi phát chậm chỉ tiêu thời gian và số bưu gửi chuyển hoàn vẫn còn. Một số đơn vị chưa quán triệt và cập nhập các chỉ tiêu chất lượng đến các giao dịch

79

viên và kiểm soát viên của Bưu điện Hà Nội vì vậy làm ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Thứ năm, về nguồn nhân lực: Bưu điện Hà Nội chưa chủ động định hướng nguồn nhân lực kế cận cho tương lai, bị động trong công tác đào tạo nghiệp vụ, chưa có các chế độ đãi ngộ để giữ nhân tài và thu hút lao động chất lượng cao làm việc tại đơn vị. Nghệ thuật giao tiếp cần hoàn thiện nhiều hơn. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm còn nhiều, phân phối thu nhập mang tính bình quân. Cơ chế này chỉ thu hút được người lao động có trình độ thấp nhưng không khuyến khích được người lao động có trình độ cao. Kinh nghiệm về quảng cáo, tiếp thị,… còn hạn chế. Số lượng nhận viên thuê khoán nghỉ việc sau đó lại tuyển gây mất nhiều chi phí tuyển dụng và đạo tạo.

Cuối cùng, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khai thác bưu chính còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt các phần mềm dành cho khách hàng, so sánh với những đơn vị chuyển phát khác phần mềm My Vietnampost chưa được nhiều tính năng và thông minh. Bên cạnh đó, các phần mềm khai thác của giao dịch viên thường xuyên xảy ra lỗi đòi hỏi sự nâng cấp và đồng bộ mới. Đối với các khâu khai thác, giao dịch, kiểm soát còn thực hiện theo phương pháp thủ công chưa có tinh thần tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất lao động.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện TP Hà Nội (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)