Khái niệm về quản trị rủi rotín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 29)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi rotín dụng:

Trong các nghiên cứu trước đây và tài liệu hiện nay vẫn chưa phân định rõ ràng

khái niệm về quản lý hay quản trị là phù hợp đối với rủi ro tín dụng. Tuy nhiên theo ý kiến của tác giả, đối với phạm vi hoạt động của một tổ chức kinh te thì thuật ngữ quản trị

được sử dụng phù hợp hơn cả, với hàm ý là một chuỗi hành động/ quyết định/ mệnh lệnh

của nhà lãnh đạo đen các đơn vị, cá nhân trong tổ chức đó nhằm hướng tổ chức đó thực hiện các mục tiêu, kết quả đặt ra. Do vậy trong nội dung luận văn này tác giả sử dụng thuật ngữ “quản trị rủi ro tín dụng” thay cho “quản lý rủi ro tín dụng” như một số tài liệu

đề cập. Nên tác giả quan niệm rằng:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được.

Quản trị rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và từng nhân viên tín dụng nói riêng. Quản trị rủi ro khác về mặc quản lý rủi ro như quan niệm mà tác giả đã nêu trên.

Hình 1.2: Mô Hình Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng

(Nguồn: “Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương

mại”, www.tapchitaichinh.vn )

Đe kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức có thể chấp nhận được. Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn che và giảm thấp nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tín dụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh tín dụng cả ngắn hạn và dài hạn. "Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò chí cốt của sự thành công của

ngân hàng trong dài hạn" (Basel Committee on Banking Supervision, 2000).

Điều quan trọng nếu muốn kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, chúng ta cần một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phản ánh một cách

hệ thống các vấn đề cơ che, chính sách và quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lặp giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình nghiệp vụ; các công cụ đo lường phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một

khi rủi ro phát sinh.

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:

Mô hình quản trị RRTD là một hệ thống bao gồm tổ chức quản lý rủi ro, đo lường và kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên

tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản trị RRTD phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ che, chính sách và quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lặp

các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện

nghiệp vụ, các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro, hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận

diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh nhằm mục đích chuẩn bị các phương án, biện pháp ứng phó và xử lý khi rủi ro tín dụng xảy ra

Khung quản trị rủi ro tín dụng được thiết lập dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi

ro tín dụng của Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng. Các thành phần khung tương tác luôn hổ trợ qua lại lẫn nhau theo sơ đồ dưới đây.

ây dựng các chính sách và quy trình Giám sát và kiểm tra tín dụng Trách nhiệm cá nhân đối với rủi ro .tín dụng Hoạch' định chiến lược Xác định rủi ro hiện có và Rủi ro tín dụng

Hình 1.3 Khung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng (Nguồn: “Basel II - các yêu cầu quản lý rủi ro”)

Hoạch định chiến lược tín dụng thể hiện được mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, cần phù hợp với từng thời kỳ kinh te, có tính định kỳ và thường xuyên, thông thường do ủy bản rủi ro tín dụng xây dựng và phổ biến đen từng nhân viên.

+ Xác định rủi ro hiện có và tiềm ẩn:

Xác định rủi ro cần làm là nhận biết và đo lường rủi ro, được thực hiện theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, lĩnh vực đầu tư, dạng hợp đồng tín dụng, dạng tài sản đảm bảo, trình độ của cán bộ tín dụng. Can trách tập trung xác định rủi ro theo danh mục tín dụng, chú ý các rủi ro mới chưa từng phát sinh, đó là những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

+ Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng:

Chính sách và quy trình được xây dựng dựa trên tính quỳ hợp với các quy định của pháp luật, chiến lược tín dụng của ngân hàng nhằm duy trì các chuẩn mực tín dụng an toàn, đánh giá các cơ hội kinh doanh mới và kịp thời phát hiện cũng như quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có nguy cơ phát sinh rủi ro.

+ Cơ cấu tổ chức:

Mỗi ngân hàng đều cẩn phải đảm bảo rằng môi trường tín dụng của ngân hàng đó đều có kiểm soát. Các bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đen quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban giám đốc chi nhánh, các trưởng phó phòng tín dụng. Dan đen mô hình quản lý tập trung: tập trung thông tin, tập trung xử lý các hoạt động hổ trọ'...

+ Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay:

Con người luôn là yếu tố quyết định trong hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống, và quản trị rủi ro tín dụng cũng không ngoại lệ. Do đó cần có cơ che thù lao phù hợp, đảm bảo lựa chọn nhân viên có năng lực phù hợp. Ngoài ra cơ che thưởng phạt và bổ nhiệm cũng phải hợp lý, cơ che đào tạo lại nhằm khuyến khích nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng.

Hệ thống tín điểm tín dụng cần được tiến hành dựa trên các cơ sở thông tin định lượng và thông tin định tính nhằm thống nhất đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng theo một thang điểm chuẩn. Can thiết phải xây dựng hệ thống đánh giá điểm tín dụng theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Hệ thống tính điểm tín dụng chính là cơ sở quan trọng để phân loại và xếp hạng khách hàng cũng như khoảng vay.

+ Giám sát và kiểm tra tín dụng:

Giám sát và kiểm tra tín dụng bao gồm: Giám sát và kiểm tra từng khoản vay (kiểm tra trong và sau khi cho vay, kiểm tra và đánh giá lại tài sản the chấp,...); Giám sát và kiểm tra tổng thể danh mục tín dụng, chuyến sang bộ phận xử lý nợ các khoản vay cần giám sát kỹ (có dấu hiệu khó thu hồi).

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:

Chúng ta nhận biết rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu trực tiếp như: nợ quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu gián tiếp cũng rất quan trọng cho biết dấu hiện nhận biết rủi ro đối với ngân hàng như: Quy mô tín dụng, mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng ...

Nhóm chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng:

> Nhóm chỉ tiêu đo lường nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản và quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đen thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay mất khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh thể che, tác động đen tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của Ngân Hàng.

• Tỷ lệ NQH = Số dư NQH/Tổng dư nợ

• Tỷ lệ khách hàng có NQH = So KH quá hạn/ Tổng KH có dư nợ

Các khoản nợ quá hạn thường được phân loại theo thời gian như sau: + Nhóm 2: Nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nợ cần chú ý.

+ Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 181 đen 360 ngày - Nợ nghi ngờ. + Nhóm 5: Nợ quá hạn từ 360 ngày - Nợ có khả năng mất vốn.

> Nợ xấu:

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

• Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ xấu/ Tổng dư nợ

• Tỷ lệ nợ xấu trên VCSH = Nợ xấu/ VCSH

• Tỉ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất

> Nhóm chỉ tiêu đo lường bù đắp rủi ro:

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm để bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay, và (ii) dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đen thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

• Tỷ lệ DPRR = Dự phòng RRTD được trích lập/ Tổng dư nợ kỳ báo cáo

• Hệ số bù đắp rủi rotín dụng = Dự phòng RRTD được trích lập/ Tổng dư nợ xấu

Nhóm chỉ tiêu gián tiếp dùng để đánh giá rủi ro tín dụng:

Mặc dù không phản ảnh cụ thể rủi ro tín dụng của ngân hàng, tuy vậy các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về rủi ro tín dụng của ngân hàng.

> Cơ cấu danh mục cấp tín dụng

Cơ cấu danh mục cấp tín dụng phản ảnh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm sau:

+ Cơ cấu tín dụng theo ngành: Neu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao (ví dụ như Bat Động Sản, quán Bar, Karaoke....) thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao do hoạt động bị giới hạn bởi pháp luật Việt Nam hay đặc tính thị trường của ngành nghề đó thay đổi liên tục. Hoặc cơ cấu tín dụng tập trung quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực thì có thể mức độ rủi ro cao khi ngành đó bị suy thoái hay bị các ảnh hưởng khác.

+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình: cho thấy tỉ lệ tập trung theo các đối tượng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài.

+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Yeu tố này phải dựa trên cơ cấu vốn của ngân hàng. Neu ngân hàng có cơ cấu vốn ổn định dài hạn thì có thể cho vay trung dài hạn nhiều, và ngược lại.

+ Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ: Rủi ro tín dụng xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay.

đảm bảo giá trị thấp hoặc tính thanh khoản không cao thì ngân hàng đối mặt với rủi ro mất vốn hoặc không thu hồi đủ khi khách hàng không trả được nợ. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo phản ánh qua chỉ tiêu tỉ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ.

1.2.4. Các mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng:

> Mô hình định tính:

Một mô hình truyền thống dùng để đánh giá và nghiên cứu chi tiet “6C” của khách hàng. Trọng tâm của mô hình này là xem xét thiện chí và khả năng thanh toán của các khoản vay khi đen hạn của người vay.

Tư cách khách hàng (Character): thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, danh tiếng, thương hiệu, lịch sử quan hệ tín dụng, mục đích vay rõ ràng.

Năng lực khách hàng (Capacity): thể hiện qua năng lực hành vi và năng lực pháp luật để ký kết hợp đồng tín dụng.

Thu nhập (Capital/ Cash): thể hiện nguồn thu nhập thường xuyên và hợp pháp của khách hàng như lương, lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính...

Bảo đảm tiền vay (Collateral): nguồn tài sản có thể dùng để trả nợ vay khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Nguồn tài sản này thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc của người bảo lãnh như BĐS, động sản, giấy tờ có giá. Đặc biệt cần chú ý đen các yếu tố nhạy cảm của tài sản đảm bảo như: tuổi thọ, tính khả mại, giá trị công nghệ, mức độ chuyên dụng của tài sản và tuổi của chủ sở hữu tài sản.

Các điều kiện (Condition): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như xu hướng ngành, điều kiện kinh te, trạng thái, chu kỳ kinh doanh.

Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy che hoạt động đen khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Mô hình 6C tuy đơn giản nhưng lại phụ thuộc khá nhiều vào tính chính xác của nguồn thông tin, dữ liệu thu thập được, và khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Các dạng mô hình tính điểm tín dụng có ưu điểm so với các phương pháp truyền thống là cho phép xử lý nhanh một lượng lớn thông tin của các hồ sơ vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các mô hình tính điểm tín dụng phản ánh đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 29)