Hoàn thiện năng lực nhận diện sớm RRTD:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 85 - 88)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

3.2.3. Hoàn thiện năng lực nhận diện sớm RRTD:

Những nội dung cần chú ý khi muốn hoàn thiện năng lực nhận diện sớm RRTD bao gồm:

> Cải thiện chất lượng thẩm định tín dụng:

Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn: Ngân hàng cần quan tâm tới tính chính xác, và quy định cụ thể những nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án. HDBank - CN SGD Đồng Nai có chính sách tài trợ cho tất cả các dự án đầu tư của các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã...Tlieo đánh giá tình trạng thẩm định hiện nay, tổng vốn đầu tư cho dự án khi trình lên thường có xu hướng thấp hơn tổng vốn thực te dự án đi vào hoạt động. lý do khi dự án đi vào hoạt động phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới, hoặc chủ đầu tư tự ý giảm tổng vốn đầu tư để dễ nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng hơn. Do vậy để dự đoán chính xác tổng vốn đầu tư cũng như thuận lợi cho công tác hạch toán, Ngân hàng không nên chỉ dựa vào hồ sơ chủ dự án trình lên mà cần tham khảo thông tin từ những dự án trong lĩnh vực tương tự đã và đang đi vào hoạt động. Ngoài ra các

dự án thường hoạt động trong nhiều năm, Ngân hàng cần phân tích sự biến động của các nhân tố tác động tới tổng vốn đầu tư như lạm phát, giá bán.. .để có những quyết định phương án dự phòng xử lý kịp thời.

Công tác tín dụng của ngân hàng phải được tiến hành độc lập, không nên chỉ dựa vào những tính toán do chủ dự án trình lên, tránh tính trạng tính thiếu hay tính thừa tổng vốn đầu tư. Ngoài ra còn phải cần bổ sung thêm những khoản chi phí mà chủ đầu tư không tính đen hoặc chi phí dự trù phát sinh làm tăng chi phí.

Xác định cơ cấu doanh thu, chi phí, luồng tiền của dự án, sự phù hợp của kết quả dự đoán doanh thu, chi phí kết quả thực te khi dự án đi vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào việc phân tích thị trường đầu vào, đầu ra và các nhấn tố ảnh hưởng. Khi thẩm định; ngân hàng cần đưa ra những mô hình phân tích khoa học, khách quan về cung cầu hiện tại cũng như trong tương lai, nguồn cung cấp nguyên vật liệu và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, so sánh sản phẩm với các sản phẩm tương tự cạnh tranh trên thị trường, tất cả đều phải được lượng hoá cụ thể chứ không chỉ dựa vào cảm tính và công suất thiết ke của máy móc.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, Hiện nay, lý thuyết cũng như thực tiễn để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính một dự án đầu tư người ta thường sử dụng 4 phương pháp: phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), phương pháp tỷ suất nộ hoàn (IRR), thời gian hoàn von (PP), chỉ số doanh lợi (PI). Đây là những chỉ tiêu khá quan trọng, giúp cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá khái quát về chất lượng công tác thẩm định. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp đánh giá này không nên cứng nhắc, nguyên tắc mà đòi hỏi ngân hàng phải vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với khả năng, điều kiện của mình và trong từng dự án cụ thể, cụ thể, có thể thêm một số chỉ tiêu như MIRR, BCR để việc phân tích được chặt chẽ và toàn diện hơn.

Về thời gian hoạt động, Tính toán các chỉ tiêu liên quan tới giá trị thời gian của tiền thì phải căn cứ vào các dòng tiền phát sinh trong suốt cuộc đời của dự án, không nên chỉ xem xét trong thời gian vay nợ hiện tại. Với dự án không xác định được rõ thời gian hoạt động thì ngân hàng có thể lấy thời gian khấu hao thiết bị để tính toán.

Việc phân tích tài chính dự án qua các năm hoạt động, Ngân hàng cần yêu cầu chủ dự lập các báo cáo tài chính tạm thời của các năm trong thời hạn vay của dự án đặc biệt là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối ke toán làm cơ sở xem xé t tính hợp lý của ke hoạch chuẩn bị ngân quỹ, khả năng trả nợ, phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán vốn... đánh giá mức độ rủi ro của khoản cho vay. Trong phân tích tài chính dự án hàng năm Ngân hàng có thể sử dụng phương pháp tỷ lệ với một số chỉ tiêu tài chính như sau: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, vốn lưu động ròng, hệ số nợ, ROE, ROA.

Phân tích rủi ro, Các phương pháp thẩm định hiện tại không chỉ phân tích dự án trong trạng thái tĩnh mà còn phân tích chúng trong trạng thái động. Như vậy, ngân hàng có thể đánh giá được mối tương quan giữa rủi ro và lợi ích của dự án. Moi tương quan hợp lý thì dự án sẽ được chấp nhận đồng thời Ngân hàng có thể đề xuất các biện pháp quản lý, hạn che rủi ro để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng mà vẫn không bỏ qua các cơ hội cho vay tốt.

Hai phương pháp mà Ngân hàng có thể sử dụng phổ biến trước mắt là: phân tích độ nhạy và phân tích trường hợp. phân tích mô phỏng tuy có độ chính xác cao nhưng phải có cơ sở dữ liệu phong phú, phải xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kỹ thuận hiện đại, áp dụng phương pháp này là chưa thực te ở Việt Nam.

> Xây dựng đội ngũ QHKH có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp

Hoạt động tín dụng yêu cầu chuyên viên QHKH phải có chuyên môn bài bản để có thể nắm bắt các phương pháp thẩm định, nhìn nhận tài chính khách hàng một cách chuyên nghiệp, rõ ràng nhất có thể. Đạo đức nghề nghiệp cũng là yếu tố rất quan trọng vì họ là người tiếp xác và làm việc trực tiếp với khách hàng, là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Chi nhánh luôn phải có sự đầu tư về vật chất lẫn thời gian để đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp, đây là yeu tố then chốt để HDBank - CN SGD Đồng Nai giữ được niềm tin với khách hàng của mình. Chính vì the nên đặt hai yếu tố quan trọng này đặt lên hàng đầu trong khâu đào tạo, tuyển dụng để chi nhánh có một đội ngũ đầy năng lực, chuyên môn phù hợp, cầu tiến và phải có đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 85 - 88)