Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi rotín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 80 - 84)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi rotín dụng:

Đối với HDBank nói chung và HDBank - CN SGD Đồng Nai nói riêng các chiến lược quản trị rủi ro phải được xem xét, đánh giá và cải thiện qua từng năm, the hiện được xu hướng tổng thể của ke hoạch kinh doanh tín dụng nhằm đẩy mạnh tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Công tác thực te và cấp thiết nhất hiện nay đối với chi nhánh đó chính là việc đẩy mạnh tiếp tục đa dạng hóa ngành nghề đầu tư, cân đối lại tỷ trọng cho vay với các ngành chăn nuôi và nông nghiệp, hạn che việc giải ngân bằng tiền mặt (Hiện nay tại chi nhánh các khoản vay giải ngân bằng tiền mặt tập trung lớn ở mảng cá nhân đối với mục đích vay tiêu dung có TSĐB và không TSĐB. Còn đối với doanh nghiệp, các khoản vay giải ngân tiền mặt tập trung ở các mục đích vay hoàn vốn, chi phí phục vụ SXKD). Đối với việc giải ngân không bằng tiền mặt sẽ hạn che được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc quản lý được nguồn vốn vay được sử dụng với các mục đích như the nào từ đó giảm thiểu được rủi ro từ cả khách hàng lẫn ngân hàng. Trong việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng thì nội dung về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng là đặc biệt quan trọng. Ta cũng có thể nhận thấy rủi ro tín dụng xảy ra nguyên nhân cũng đen từ quy trình tín dụng của ngân hàng thiếu chặt chẽ vì vậy quy trình càng chặt chẽ càng chất lượng thì rủi ro sẽ được hạn che tốt và phát triển tín dụng hiệu quả.

Đe hoàn thiện chiến lược quản trị rủi to tín dụng, chúng ta cần phải bám sát các nội dung sau:

> Phân quyền trong công tác quyết định tín dụng:

Tại thời điểm hiện tại, HDBank thực hiện phân quyền trong quyết định tín dụng từ các cấp tại Hội sở chính (Hội đồng quản trị, Hội đồng tín dụng hội sở, Ban điều hành,...) cho đen các cấp cơ sở và chức danh tại các chi nhánh. Công tác phân cấp, chức danh điều hành tại các chi nhánh đảm bảo cho sự phù hợp theo các quy trình cấp tín dụng bán buôn, bán lẻ và mức phân cấp được. Hội sở chính rà soát, phân công hàng năm cho từng chi nhánh căn cứ các kết quả thực te và mục tiêu để kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh trong đó các tiêu chí xác định thẩm quyền quyết định tín dụng gồm: Hiệu quả tín dụng; Quy mô số dư nợ của chi nhánh; Chat lượng hoạt động tín dụng; Hiệu quả, năng lực quản trị điều hành của Ban giám đốc chi nhánh và các căn cứ khác theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trong từng thời kì.

Từ các tiêu chí trên, các cấp thẩm quyền quyết định tín dụng tại HDbank- CN SGD Đồng Nai theo trình tự từ cao xuống thấp: Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc chi nhánh, 02 Phó Giám đốc chi nhánh (Phụ trách mảng cá nhân và doanh nghiệp), Trưởng KHCN, KHDN và phòng giao dịch. Hiện nay, công việc phân quyền này vẫn được thực hiện một cách hời hợt, chưa phù hợp với khả năng quản trị rủi ro tín dụng của các cấp phê duyệt. Vì vậy để nâng cao hiệu quả việc cấp tín dụng cũng như quyết định cấp tín dụng thì chi nhánh cần xác định nghiêm túc các cấp có thẩm quyền quyết định căn cứ trên chất lượng tín dụng, năng lực quản lý điều hành, trình độ lẫn kinh nghiệm, chất lượng của khách hàng. Đánh giá chất lượng tín dụng định kì 06 tháng hoặc 01 năm để xác định được tình hình nợ nhóm 2 cũng như nợ xấu từ đó có bước rút kinh nghiệm, kỉ luật hay điều chỉnh tăng giảm với cấp thẩm quyền quyết định tín dụng tại đó.

> Xây dựng chiến lược quan hệ với khách hàng

Điểm mấu chốt của chiến lược này đó là phải chọn khách hàng vay vốn phù hợp và duy trì mối quan hệ lâu dài với tổ chức, các cá nhân là một công cụ quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng. Muon làm được việc này thì công tác phân loại

khách hàng; đánh giá lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính, tình hình kinh doanh làm ăn hiệu quả, tài chính lành mạnh, phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, uy tín trong việc thanh toán gốc lãi. Thông qua mối quan hệ giao dịch làm ăn toàn diện lâu dài với khách hàng sẽ tạo ra được lợi ích cho cả ngân hàng lẫn khách hàng và giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng phát sinh.

Muon xây dựng được chiến lược quan hệ khách hàng tốt, thì yếu tố tập trung vào khách hàng trên địa bàn hoạt động là rất quan trọng, mặc dù do đặc thù cạnh tranh giữa các ngân hàng, đối tượng khách hàng ngoài địa bàn luôn là mối quan tâm hấp dẫn đối với chi nhánh tuy nhiên phải có tinh thần cảnh giác với các khách hàng ngoài địa bàn hoạt động. Với những tình huống thực te tại chinh nhánh cho thấy đối với các khoản cho vay với khách hàng ngoài địa bàn thì rủi ro tín dụng khá cao, nguyên nhân do sự thiếu thốn thông tin khách hàng làm công tác thẩm định có sai sót thiếu chính xác và đặc biệt gặp vấn đề nghiêm trọng trong khâu kiểm soát trong và sau giải ngân của cán bộ quan hệ khách hàng. Yeu tố TSĐB của khách hàng ngoài địa bàn cũng phải lưu ý, TSĐB nằm cách xa ĐVKD dẫn đen sự thiếu thông tin và yếu kém trong khâu quản lý TSĐB đang the chấp tại ngân hàng.

Chien lược này cũng cần được phân loại khách hàng thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau từ đó xây dựng hệ thống giới hạn tín dụng theo ngành nghề để kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng mà chi nhánh và hội sở vạch ra, phù hợp với tiềm năng cũng như triển vọng phát triển kinh te của địa bàn theo quy hoạch của Nhà nước, đặc biệt chú trọng việc tiết che cắt giảm tín dụng với các ngành có tình hình thừa cung, và rủi ro cao.

> Phân tán rủi ro tín dụng

Mục đích của việc phân tán rủi ro chính là giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất có thể. Trong đó có nhiều biện pháp hiệu quả có thể áp dụng tại HDBank - CN SGD Đồng Nai:

Khách hàng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro của ngân hàng vì vậy muốn phân tán rủi ro thì chi nhánh cần đa dạng hóa danh mục khách hàng tới mọi thành phần trong nền kinh te, mọi đối tượng tránh tình trạng một khách hàng vay quá

nhiều tập trung sản xuất một ngành nghề hay các khách hàng lâu năm lợi dụng lòng tin và mối quan hệ lâu dài với ngân hàng sinh ra rủi ro, đồng thời hạn che rủi ro tập trung vào các khách hàng kinh doanh các ngành nghề thường có biến động xấu, rủi ro cao, thị trường không có tính ổn định, dòng tiền không bền vững làm ảnh hưởng tiến độ thanh toán với ngân hàng. HDBank - CN SGD Đồng Nai tiếp tục thực hiện việc giảm tỷ trọng cho vay với ngành chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là cho vay chăn nuôi heo ồ ạt như thời gian trước đây, hướng tới con số mục tiêu đối với ngành này là dưới 28%tổng dư nợ cho vay.

Tăng cường thực hiện bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng đen các tổ chức bảo hiểm, đây là phương thức khá phổ biến để phân tán rủi ro cho ngân hàng. Vì trong trường hợp nếu rủi ro xảy ra thì khách hàng sẽ gặp tổn thất từ đó kinh doanh sản xuất cũng gặp vấn đề kéo theo ngân hàng cũng gặp rủi ro rất lớn với khoản cho vay của mình. Chính vì lí do đó nếu có bảo hiểm tín dụng thì khi xảy ra rủi ro, bên bảo hiểm sẽ chi trả kịp thời, khách hàng có thể vẫn duy trì sản xuất kinh doanh không chậm trễ việc thanh toán cho ngân hàng mặc dù có thể thu hồi trễ chứ không phải đối mặt nguy cơ mất vốn. Hiện tại thì tại HDBank nói chung và HDBank - CN SGD Đồng Nai nói riêng chưa liên kết với công ty bảo hiểm chuyên về bảo hiểm rủi ro cho các khoản cấp tín dụng. Đa số là liên kết với các công ty bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm khoản vay vẫn còn chưa được chú trọng phát triển với mục đích phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Tăng cường thực hiện bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng đen các tổ chức bảo hiểm, đây là phương thức khá phổ biến để phân tán rủi ro cho ngân hàng. Vì trong trường hợp nếu rủi ro xảy ra thì khách hàng sẽ gặp tổn thất từ đó kinh doanh sản xuất cũng gặp vấn đề kéo theo ngân hàng cũng gặp rủi ro rất lớn với khoản cho vay của mình. Chính vì lí do đó nếu có bảo hiểm tín dụng thì khi xảy ra rủi ro, bên bảo hiểm sẽ chi trả kịp thời, khách hàng có thể vẫn duy trì sản xuất kinh doanh không chậm trễ việc thanh toán cho ngân hàng mặc dù có thể thu hồi trễ chứ không phải đối mặt nguy cơ mất vốn. Trong thời gian sắp tới, Tập đoàn Sovico là tập đoàn mẹ của hệ thống ngân hàng HDBank đang rục rịch tham gia thị trường bảo

hiểm. Hy vọng trong thời gian sắp tới công ty bảo hiểm này sẽ hổ trợ đắc lực cho HDBank trong vai trò phân tán rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 80 - 84)