Hoàn thiện bộ phận kiểm soát tín dụng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 84 - 85)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

3.2.2. Hoàn thiện bộ phận kiểm soát tín dụng:

Đe công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất thì chi nhánh cần chú trọng việc kiểm soát tín dụng, đặc biệt là sau giải ngân vì thời điểm sau khi cho vay rủi ro không chỉ đen từ việc khách hàng không kinh doanh hiệu quả, sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đen tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền không minh bạch và kém hiệu quả.

Hiện nay lãnh đạo chi nhánh SGD Đồng Nai luôn khuyến khích khách hàng khi giải ngân không sử dụng tiền mặt và chuyển nguồn tiền thanh toán về tài khoản khách hàng mở tại chi nhánh mặc dù vậy nhưng rất ít khách hàng thực hiện vấn đề này vì đặc thù kinh doanh khách hàng cần giải ngân tiền mặt, mặt khác thì do các đối tác của khách hàng lại có tài khoản của ngân hàng khác nên không thuận tiện chuyển tiền về chi nhánh. Vì vậy tác giả có số đề xuất sau:

+ Đầu tiên, chi nhánh vẫn nên tiếp tục giữ việc tư vấn và khuyến khích khách hàng hạn che giải ngân bằng tiền mặt sang giải ngân chuyển khoản cho đối tác kinh doanh của khách hàng, có ke hoạch cụ thể thuyết phục đen buộc phải giải ngân theo hình thức này; đặc biệt lưu tâm đen việc giải ngân cho đối tác kinh doanh của khách hàng chứ không phải một bên thứ ba nào đó để đối phó với ngân hàng. Thực te nhìn ở một khía cạnh các cá nhân hay đơn vị đều có tài khoản thanh toán ít nhất một ngân hàng nên vấn đề phí chuyển tiền khi giải ngân cũng làm cho họ suy nghĩ. Vì the chi nhánh cần nhận thấy được lợi ích từ việc thanh toán không dùng tiền mặt (giảm rủi ro thanh toán, nguy hiểm khi vận chuyển lượng tiền mặt lớn,...) nên có chính sách phù hợp với kênh thanh toán này. Chúng ta có thể thấy nếu thực hiện chính sách này thì khă năng chi nhánh sẽ mất một lượng khách nhất định gây ảnh hưởng đen hoạt động của chi nhánh tuy nhiên về định hướng giảm thiểu rủi ro, sự chắc chắn an toàn bền vững và phải tạo ra xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt vì vậy HDBank - CN SGD Đồng nai cần cân đối để việc thi hành chính sách này không ảnh hưởng quá nhiều đen lợi nhuận.

+ Thứ hai, về việc phân bổ nhân sự chi nhánh tổ chức thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Các văn bản chưa quy định cụ thể trách nhiệm cũng như nghĩa vụ khi thực hiện công tác kiểm soát RRTD trước và sau giải ngân. Vì vậy phải tách bạch độc lập giữa bộ phận kiểm soát RRTD (bao gồm hổ trợ tín dụng, Kiem toán nội bộ, kiểm tra-kiểm soát nội bộ) và bộ phận kinh doanh (QHKH). Phải thành lập bộ phận kiểm soát RRTD bao gồm: hổ trợ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát khi vay (kiểm tra tính hợp pháp chứng từ giải ngân, hồ sơ trình phê duyệt tín dụng đúng quy trình, quy định HDBank), bộ phận kiểm tra-kiểm soát nội bộ có chức năng rà soát các hồ sơ sau giải ngân về mặt chứng từ, và quy trình cấp tín dụng có đầy đủ theo quy định của HDBank hay không. Bộ phận kiểm toán nội bộ có chứ năng theo dõi kiểm soát hồ sơ vay vốn định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của hội sở chính, bộ phận QHKH trả về chức kinh doanh thuần túy. Bộ phận kiểm soát RRTD phải phân tán tại từng chi nhánh nhưng không được trực thuộc quyền quản lý chi nhánh mà phải thuộc quyền quản lý của hội sở chính. Từ đó các chuyên viên bộ phận kiểm soát RRTD mới không phải chịu áp lực từ ban lãnh đạo chi nhánh mà công tâm thực hiện đúng công việc được giao.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 84 - 85)