Kinh nghiệm quản trị RRTD từ các ngân hàng TMCP quy mô lớn ở trong nước:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 40 - 46)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị RRTD từ các ngân hàng TMCP quy mô lớn ở trong nước:

HỌC VỚI HDBANK - CN SGD ĐỒNG NAI.

1.4.1. Kinh nghiệm quản trị RRTD từ các ngân hàng TMCP quy mô lớn ởtrong nước: trong nước:

* Kinh nghiệm của Agribank:

Tại Agribank xác định chiến lược và khẩu vị RRTD được coi là vấn đề cốt lõi trong quản trị RRTD. Với chiến lược kinh doanh đã được xây dựng và ban hành trong từng giai đoạn, Agribank hoạch định chiến lược tín dụng và quản trị RRTD. Trên cơ sở đó xác định mức chấp nhận RRTD phù hợp cho từng thời kỳ. Chien lược quản trị RRTD và khẩu vị RRTD được cụ thể hóa trong mục tiêu quản trị RRTD hằng năm: mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mục tiêu mức độ tập trung tín dụng, mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, các tiêu chuẩn, điều kiện và giới hạn cấp tín dụng.

Các Ban tín dụng tại Trụ Sở Chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc hoạch định chiến lược tín dụng, chiến lược quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD. Hội Đồng Thành viên là người cuối cùng chịu trách nhiệm phê duyệt chiến lược tín dụng, chiến lược quản trị RRTD và mức chấp nhận RRTD.

Tại Trụ Sở Chính bộ máy quản trị RRTD đã hình thành các bộ phận chức năng: chức năng kiểm toán nội bộ, chức năng quản lý rủi ro (Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro), chức năng điều hành hoạt động tín dụng (các Ban tín dụng), chức năng thẩm định tín dụng (Ban thẩm định) và chức năng kiểm toán - kiểm soát nội bộ. Trong đó, kiểm toán nội bộ trực thuộc sự chỉ đạo điều hành của Ban kiểm soát (trực thuộc Hội đồng thành viên), Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro, kiểm toán - kiểm soát nội bộ, ban thẩm định và các ban tín dụng trực thuộc Ban điều hành. Đặc biệt trong cơ cấu tổ chức, Agribank đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng thành viên với chức năng cơ bản là tham mưu cho Hội đồng thành viên về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và cơ che giám sát ban điều hành trong việc thực hiện chiến lược, chính sách quản trị RRTD. Trực thuộc ban điều hành gồm: (i)Các Ban tín dụng chịu trách nhiệm nghiên cứu và ban hành các qui định về hoạt động tín dụng, nghiên cứu và đề xuất ke hoạch phát triển thị trường tín dụng trong toàn hệ thong; (ii) Ban Thẩm định chịu trách nhiệm xây dựng cơ che, chính sách thẩm định tín dụng trong toàn hệ thống, thực hiện thẩm định tín dụng thuộc phạm vi thẩm định tại trụ sở chính; (iii) Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro chiu trách nhiệm tham mưu cho hội đồng thành viên về chiến lược phòng ngừa và xử lý RRTD; khai thác, xử lý, cung cấp và lưu trữ thông tin phòng ngừa rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro; (iiii) Riêng hệ thống kiểm toán - kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng giám đốc, thực hiện kiểm tra, kiểm soát độc lập tại trụ sở chính và chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh.

Tại các Chi Nhánh loại 1, loại 2: bộ máy quản trị RRTD chỉ bao gồm 2 bộ phận: Phòng tín dụng và phòng kiểm toán - kiểm soát nội bộ, trong đó Phòng tín dụng chịu trách nhiệm tất cả các khâu liên quan đen hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD. Phòng kiểm toán - kiểm soát nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán - kiểm soát nội bộ theo sự chỉ đạo của kiểm toán - kiểm soát nội bộ tại trụ sở chính. Tại các Chi Nhánh loại 3 chỉ tổ chức một Phòng tín dụng (hoặc Tổ tín dụng) trực thuộc ban điều hành chi nhánh thực hiện kiêm nhiệm tất cả các khâu liên quan đen hoạt động cấp tín dụng và quản lý RRTD.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh te phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh te, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đen nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh te, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay.... được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chat lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ che, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản

trị, Tổng Giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

* Kinh nghiệm của VietcomBank :

Đe nhận biết rủi ro tín dụng, Vietcombank đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dau hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng...), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Vietcombank đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng trong khâu đo lường rủi ro tín dụng. Vietcombank đã xây dựng và triển khai ứng dụng xếp hạng tín dụng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng The giới (WorldBank), đen nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh te xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc te mà Việt Nam cam kết. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank bao gồm 03 nhóm đối tượng xếp hạng: Doanh nghiệp, tổ chức tài chính và cá nhân.

Đe thực hiện kiểm soát sau đối với rủi ro tín dụng, Vietcombank thực hiện hai phần việc chính: (i) kiểm tra tuân thủ; (ii) xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ có vấn đề. Các phần công việc này tuy chưa hoàn toàn đáp ứng, song đã đi theo đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát rủi ro tín dụng mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đề xuất.

Đe đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của Ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và ban điều hành, Vietcombank đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổng

giám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

1.4.2. Bài học đối với HDBank - CN SGD Đồng Nai :

Từ kinh nghiệm quản trị RRTD thực te của các NHTM lớn ở trong nước mà HDBank - CN SGD Đồng Nai có thể áp dụng:

Thứ nhất, xác định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh, tình hình kinh te xã hội tại địa phương. Nhưng vẫn giữ được định hướng kinh doanh chung của hội sở chính. (Từ ngân hàng Agribank)

Thứ hai, chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ che, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. (Từ ngân hàng Vietinbank)

Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng phải độc lập và được tách bạch với nhau, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ) (từ ngân hàng Vietcombank)

Thứ tư, chiến lược phát triển công nghệ, ngân hàng số hiện đang là xu hướng của các NHTM Việt Nam cũng như quốc te. Nhat là hệ thống quản lý thông tin dữ liệu khách hàng, quản lý nguồn vốn, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kiểm toán,

hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa cần đặc biệt chú trọng. (Từ ngân hàng Vietcombank)

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, chú trọng đào tạo tốt nghiệp vụ chuyên môn của ngân hàng hiện đại, hoàn thiện kỹ năng ngày một tốt hơn. (Từ ba ngân hàng trên : Agribank, Vietinbank, Vietcombank)

Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống tín điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo lường rủi ro tín dụng tiềm ẩn của khách khách hàng, để hệ thống hoạt động hiệu quả cần điều chỉnh, cập nhật các chỉ tiêu chấm điểm tín dụng một cách hợp lý và phù hợp với môi trường kinh te xã hội hiện hành. (Từ ngân hàng Vietcombank)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1 tác giải đã làm rõ được các khái niệm liên quan đen RRTD, QTRRTD, các chỉ tiêu đo lường, lượng hóa RRTD và các phương thức QTRRTD theo tiêu chuẩn quốc te Basel II.

Từ kinh nghiệm QTRRTD của các ngân hàng TMCP có quy mô lớn ở trong nước, những ngân hàng có tính tương đồng cao với HDBank. Tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm cho HDBank - CN SGD Đồng Nai trong việc đảm bảo tuân thủ lý luận đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn trong công tác QTRRTD.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIEN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 40 - 46)