HIỆP ƯỚC BASEL VỚI QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 38 - 40)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

1.3. HIỆP ƯỚC BASEL VỚI QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG

1.3.1. Sơ lược về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel-Thụy Sĩ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Các thành viên của Ủy ban Basel hiện nay gồm: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý. Ủy ban này được nhóm họp 4 lần trong một năm.

Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên. Ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước. Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của nhóm G10. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc te trên hai nguyên lý cơ bản là: (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Đe đạt được mục tiêu đề ra, từ năm 1975 đen nay, Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều văn bản, tài liệu liên quan đen vấn đề này.

Ủy ban Basel thường tổ chức các cuộc thảo luận về những vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc te nhằm giám bớt khoảng cách trong hoạt động giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn the giới. Đe đạt được mục tiêu này, Ủy ban Basel tiến hành thực hiện ba hoạt động cơ bản sau: (1) Trao đổi thông tin về hoạt động giám sát cấp quốc gia. (2) Cải thiện hiệu quả kỹ thuật

giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế. (3) Đặt ra những tiêu chuẩn giám sát tối thiểu trong lĩnh vực mà Ủy ban thật sự quan tâm.

Cho đen nay Ủy Ban đã ban hành 3 Hiệp ước về vốn bao gồm Basel I, Basel II, Basel III. Các hiệp ước vốn ngày càng hoàn thiện hơn, phiên bản sau thường hướng tới việc khắc phục các hạn che của những phiên bản trước đồng thời thích ứng với những thay đổi của thị trường tài chính.

1.3.2. Hiệp ước Basel II

Hiệp ước von Basel II được hoàn thiện vào quý 04/2003 và chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2010.

Mục tiêu của Basel II:

Mục tiêu của Basel II là nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc te; Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc te; Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản trị rủi ro.

Nội dung Hiệp ước Basel II

Hiệp ước von Basel II đã được xây dựng trên cơ sở vững chắc gồm ba trụ cột. Trụ cột I là các quy định về vốn đã kết hợp cả rủi ro hoạt động vào công thức tính vốn tối thiểu. Trụ cột 2 liên quan đen hoạt động thanh tra giám sát và trụ cột 3 là các nguyên tắc kỉ luật thị trường.

Trụ cột thứ I- Yêu cầu về vốn: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng.

Trụ cột thứ II- Thanh tra giám sát ngân hàng: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý.

Trụ cột thứ III- Công khai thông tin theo nguyên tắc thị trường: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đen những thông tin liên quan đen mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 38 - 40)