Đánh giá áp dụng Basel II vào quản trị rủi rotín dụng tại ngân hàng:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 72 - 78)

VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI

2.2.3.Đánh giá áp dụng Basel II vào quản trị rủi rotín dụng tại ngân hàng:

Kết quả:

Năm 2015, mặc dù HDBank không là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn để triển khai thí điểm Basel II. Tuy nhiên HDBank cũng đã chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, kiến thức và công nghệ để có thể tiếp thu và triển khai hiệu quả các tiêu chuẩn ngân hàng tiên tiến.

HDBank đã tiến hành phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình triển khai với sự tư vấn của các đơn vị quốc te có uy tín (Công ty EY) nhằm triển khai Basel II thông qua việc thành lập ban triển khai thông tư 41 và Basel II theo công văn số 104/2018/QĐ-TGĐ ngày 15/01/2018. Đồng thời luôn tích cực các chương trình của NHNN triển khai, tuân thủ các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng.

Từ đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank - CN SGD Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2018, so sánh với nội dung quản trị RRTD của Basel 2, có thể thấy được tiến độ áp dụng tiêu chuẩn Basel 2 tại HDBank.

Về chiến lược, khẩu vị RRTD và chính sách quản trị RRTD: tại HDBank đã quan tâm đen việc xác định, đánh giá lại hàng năm chiến lược và khẩu vị RRTD, trên cơ sở đó ban hành chính sách quản trị RRTD, trong đó hội đồng thành viên chịu trách nhiệm phê duyệt cuối cùng. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược, xác định khẩu vị RRTD và thiết lập chính sách quản trị RRTD do Tổng Giám đốc phối hợp với các Ban tín dụng thực hiện là chưa đảm bảo sự phân tách giữa chức năng kinh doanh và chức năng quản lý RRTD theo khuyến nghị của Basel 2.

về tổ chức bộ máy quản trị RRTD: tại HDBank đã thiết lập được các chức năng cơ bản của hệ thống quản trị RRTD theo Basel 2: chức năng bán hàng, chức năng quản lý RRTD, chức năng kiểm tra - kiểm soát nội bộ, chức năng kiểm toán nội bộ. Qui trình cấp tín dụng đã thực hiện đầy đủ các chức năng: chức năng giao dịch, chức năng thẩm định, chức năng phê duyệt và chức năng đánh giá lại tín dụng. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại HDBank chưa tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD của Ủy ban Basel và các yêu cầu của Basel 2, cụ thể: Tại các chi nhánh, chuyên viên QHKH vừa thực hiện chức năng kinh doanh (giao dịch, thẩm định) và chức năng quản lý RRTD (đo lường, đánh giá, giám sát và xử lý RRTD). Tại hội sở, các Ban tín dụng vừa thực hiện chức năng của Khoi kinh doanh (nghiên cứu thị trường, sản phẩm...) vừa thực hiện chức năng quản lý RRTD (xây dựng và xác định chiến lược, khẩu vị RRTD, ban hành qui trình, thủ tục quản trị RRTD), kiểm tra-kiểm soát nội bộ chưa thực hiện giám sát hàng ngày mọi hoạt động liên quan (chưa thực hiện kiểm tra, giám sát tại chi nhánh), kiểm toán nội bộ chưa thiết lập mạng lưới tại các Chi nhánh.

Về qui trình và thủ tục quản trị RRTD: (1) Nhận diện RRTD: thiếu các công cụ hỗ trợ như hệ thống cảnh báo sớm trong khi XHTDNB còn kém hiệu quả, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho việc nhận diện RRTD nên việc nhận diện RRTD còn thiếu chính xác, chủ yếu mới dừng lại ở nhận diện RRTD hiện hữu, khả năng nhận diện các RRTD có khả năng phát sinh còn yếu. (2) Đo lường, đánh giá RRTD: chưa định lượng được các yếu tố cấu thành rủi ro theo đề xuất của Basel 2 (bao gồm PD, LGD, EAD, M, EL và UL), mỗi hạng của khách hàng chưa được mô tả cụ thể về khả năng không trả được nợ và các thông tin liên quan. Đặc biệt đối với danh mục tín dụng, HDBank chưa tiếp cận với các mô hình định lượng RRTD theo thông lệ quốc te và chuẩn mực Basel 2 như mô hình RAROC, mô hình VAR. Vì vậy, về cơ bản mức trích dự phòng RRTD và đảm bảo vốn cho RRTD chưa được tuân thủ theo Basel 2. (3) Kiem soát RRTD: thiếu các công cụ, các kỹ thuật hỗ trợ kiểm soát RRTD (tại HDBank chưa sử dụng kỹ thuật chứng khoán hóa các khoản nợ, phái sinh tín dụng.), trong khi đó các công cụ, kỹ thuật được sử dụng (công cụ tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng, kỹ thuật: the chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh tín dụng) được sử dụng nhưng chưa tuân thủ các nguyên tắc của Basel 2 nên hiệu quả kiểm soát thấp. (4) Giám sát và báo cáo

RRTD: chưa thực hiện công khai thông tin theo trụ cột 3 nên chưa thực hiện giám sát RRTD qua các chủ thể tham gia thị trường, giám sát của bộ phận quản lý nợ chưa có sự độc lập với bộ phận kinh doanh nên dễ xảy ra xung đột lợi ích, kiểm tra-kiểm soát nội bộ kém hiệu quả. Giám sát RRTD vì vậy cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu Basel 2.

Hạn chế còn tồn tại:

Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: Thực te cho thấy, tại HDBank, Phòng QHKH thực hiện đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đen chất lượng công tác chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách hàng để trình duyệt dẫn đen làm ảnh hưởng đen tính khách quan và có thể tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Mặt khác, do hạn che về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định của QHKH nên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cấp tín dụng ở HDBank vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân hầu như vẫn giống quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn che nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các khoản tín dụng.

Hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa đồng bộ: nghiên cứu cho thấy, hệ thống hỗ trợ đo lường tại HDBank, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn chưa đồng bộ. Trong quá trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, khả năng phân tích ngành nghề còn hạn che, chưa có các bộ tiêu chuẩn về từng ngành, chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, để hạn che đầu tư vào những ngành, thành phần kinh te làm ăn kém hiệu quả.

Phương pháp xếp hạng nhiều khi còn mang tính chủ quan, định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Xuat phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay nhiều khi chung chung, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên tính khoa học, chính xác chưa cao.

Những hạn chế của việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Những nguyên nhân khách quan

Nội dung Basel II quá phức tạp: Một trong những trở ngại lớn nhất với việc tiếp cận các quy tắc trong hiệp ước Basel là sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu hoặc dịch thuật chính thức nào bằng tiếng Việt. Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel, kể cả văn bản chính thức lẫn văn bản bổ sung, hướng dẫn đều có độ dài từ 400 đen hơn 500 trang, phần lớn là thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, là những từ mới và khó.

Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của Basel với nhiều công thức phức tạp, chưa gần gũi với thực te hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng là lý do để các chuyên gia tập trung thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.

Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II lớn: Đối với các ngân hàng quốc te lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể tiết kiệm chi phí qua quy mô hoạt động. Đối với các nước đang phát triển, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu được chi phí cố định liên quan đen việc nâng cấp ngân hàng.

Theo ước tính, nếu thực hiện, các NHTM cỡ nhỏ phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 240 tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng lớn, chi phí vận hành hệ thong Basel có thể lên đen 200 triệu USD, tương đương với 4.400 tỷ đồng Việt Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM Nhà nước theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

Yêu cầu của Basel II về vốn cao: Mặc dù tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8% nhưng trên thực te, các ngân hàng phải duy trì mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I bởi phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này rất bất lợi cho các NHTM Việt Nam vì rủi ro

hoạt động cũng như rủi ro thị trường thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn, phạm vi hoạt động của các ngân hàng tương đối hẹp.

Những nguyên nhân chủ quan

Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II: Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát, phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện một trong 3 phương pháp này đối với các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu: Theo các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng phương pháp tiếp cận dựa trên dánh giá nội bộ (IRB), Ủy ban Basel yêu cầu duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản lý, hạng mức tín nhiệm... Đạt được những tiêu chuẩn khắt khe này là không dễ với các NHTM Việt Nam.

Đặc biệt, khi muốn sử dụng được phương pháp IRB thì phải duy trì thông tin về xếp hạng tín nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm số, ngày xếp hạng phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng được sử dụng cho việc xếp hạng, người chịu trách nhiệm xếp hạng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Các năm vừa qua HDBank - CN SGD Đồng Nai đã phát triển vượt bậc về quy mô tín dụng. Trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng luôn đi liền với rủi ro, việc không chấp nhận rủi ro là không phù hợp . Trong chương 2 luận án đã phản ánh tổng quan, phân tích đánh giá tình hình quản trị rủi ro tín dụng của HDBank - CN SGD Đồng Nai, nhờ vào dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tài liệu, công văn liên quan đen công tác quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank. Từ những kết quả phân tích, đánh giá, so sánh các mô hình quản trị rủi ro tín dụng, tác giả đã chỉ ra được những mặt còn hạn che, cũng như nguyên nhân dẫn đen các hạn che đó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Ket quả của nghiên cứu ở chương 2 làm căn cứ để tác giả đưa ra giải pháp khuyến nghị cho ngân hàng TMCP Phát Trien TP.Hồ Chí Minh - Chi nhánh Sở Giao Dịch Đồng Nai trong chiến lược quản trị RRTD và được trình bày ở Chương 3 tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK - CN SGD ĐÒNG NAI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK - CN SGD ĐÒNG NAI:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỎ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHINHÁNH SỞ GIAO DỊCH ĐỒNG NAI 10598344-1507-000047.htm (Trang 72 - 78)