VIII. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II:
> Tăng cường hệ thống kiểm tra-kiểm soát nội bộ trong quản trị RRTD
Xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm soát cẩn trọng trong hoạt động tại ngân hàng mình: Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần phải đảm bảo rằng tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phòng giao dịch của HDBank phải có kiểm soát nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng. Hàng năm, đội ngũ kiểm soát nội bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật về nghiệp vụ, giới thiệu về sản phẩm mới, tình hình rủi ro mới. Đối với người quản lý ngân hàng, nhất thiết phải qua lớp kiểm soát nội bộ cho cấp quản lý, hoặc quản lý rủi ro ngân hàng ở mức tương xứng.
Cần tăng cường tính độc lập của kiểm toán nội bộ: Tính độc lập này được thể hiện trên thực te đó là bộ phận kiểm toán nội bộ cần phải được thiết lập mà không chịu sự can thiệp và tác động của các bộ phận khác. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải có khả năng đưa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán. Tăng cường áp dụng công nghệ mới vào hoạt động kiểm
toán nội bộ, vì kiểm toán viên nội bộ cần phải xử lý rất nhiều dữ liệu tài chính nên việc áp dụng các thủ tục, quy trình kiểm toán mới cững như công nghệ mới để thực hiện chọn mẫu, nghiên cứu khả thi và kiểm toán máy là hết sức cần thiết.
> Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng
Như khuyến nghị của Ủy ban Basel, các NHTM tự thân chủ động thực hiện các giải pháp liên quan đen mức độ đủ von. Theo đó, HDBank không chỉ cần đảm bảo an toàn vốn tối thiểu theo Basel II mà còn cần thiết dần đáp ứng các quy định của Basel III. Cụ thể như sau:
- Cần xây dựng chiến lược tăng vốn đi kèm với sử dụng vốn hợp lý để đảm bảo sự phát triển vốn bền vững và giảm bị áp lực về cổ tức đối với các cổ đông do tăng vốn một cách ồ ạt nhưng chưa có ke họach sử dụng cụ thể, hiệu quả.
- Cân nhắc, chọn lựa cổ đông chiến lược trong và ngoài nước để bán cổ phiếu phát hành trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi, góp phần tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý công nghệ... để nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng.
- Cần chuẩn bị tiềm lực tài chính để sẵn sàng áp dụng các quy định về an toàn vốn mới theo quy chuẩn Basel II. Cụ the, HDBank cần có chiến lược thực hiện các nội dung: (i) đảm bảo phát triển đủ vốn tự có thực theo quy chuẩn Basel II; (ii) từng bước hình thành tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh te và tấm đệm vốn chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường.
- Bên cạnh phát hành cổ phiếu, ke hoạch tăng vốn cững nên quan tâm đen
vấn đề phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo từng lộ trình, vừa tạo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định lâu dài để mở rộng quy mô kinh doanh vừa làm giảm áp lực chi trả cổ tức cho cổ đông.
> Áp dụng mô hình đánh giá để lượng hóa rủi ro tín dụng theo quy định của Hiệp ước Basel II
HDBank hiện tại sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ như một thước đo đo lường rủi ro của các khoản cho vay. Tuy nhiên, trên thực te, việc xếp hạng tín dụng chỉ để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay mà chưa thực sự phục vụ công tác
đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng. Một giải pháp được giới thiệu dưới đây là công thức lượng hóa rủi ro dựa trên IRB (hệ thống cơ sở tín dụng đánh giá nội bộ) - quy định trong
Hiệp ước Basel II.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức:
EL = PD x EAD x LGD Trong đó:
* PD: xác suất không trả được nợ:
Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:
+ Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đen các hệ số tài chính của khách hàng
cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng,
+ Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đen trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,...
+ Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đen các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi.
Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình Probit. và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
* EAD: tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm KH không trả được nợ.
Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn.
khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cap. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân
Với LEQ là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả
được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.
Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đen những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đen sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,...
* LGD: tỷ trọng tổn thất ước tính
Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đen hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản the chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả
và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản the chấp, cầm co. LGD cững có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20% - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel,
hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng
khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản
của khách hàng.
* Ứng dụng của phương pháp này:
+ Làm căn cứ đánh giá kết quả công tác của chuyên viên khách hàng: gắn tăng trưởng cho vay với đảm bảo chất lượng khoản vay.
+ Xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, các ngân hàng Việt Nam đa phần vẫn áp dụng việc trích lập dự phòng theo “tuổi nợ”, nhờ định lượng rủi ro cho vay mà việc trích lập dự phòng sẽ chính xác hơn đối với bản thân HDBank.
+ Nâng cao được chất lượng việc giám sát và tái xếp hạng khách hàng sau khi cho vay từ đó điều chỉnh ngược trở lại với các tiêu chí xếp hạng khách hàng hiện đang áp dụng tại HDBank.
+ Xác định chính xác được giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc thực hiện quy trình Swap tín dụng, hay chứng khoán hóa các khoản vay của HDBank sau này.
> Hoàn thiện hệ thống thông tin
Đối với rủi ro tín dụng, HDBank cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội bảng và ngoại bảng cân đối tài sản. Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Việc đo lường rủi ro tín dụng cần xét tới các yếu tố như: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khi đen hạn khoản vay do những biến động của thị trường; tài sản the chấp hoặc bảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội bộ,... Việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đánh giá xác suất không trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ đó, xác định mức giá khác nhau đối với từng loại khách hàng. Đe bù đắp rủi ro về tín dụng, ngân hàng thu lãi tiền vay theo lãi
suất đủ để trang trải các chi phí đầu vào và cộng thêm phần lãi của ngân hàng. Mức lãi suất các ngân hàng áp dụng cho thấy mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì mức lãi giảm xuống, vì vậy, HDBank cần phải đảm bảo rằng đầu tư của mình có chất lượng cao.