Nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

1.2.2.1. Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp

Thứ nhất, tư vấn và hướng dẫn chính sách, pháp luật về đăng ký kinh doanh thành lập HTXNN.

Đối với nội dung này, chính quyền huyện sẽ hỗ trợ HTX được căn cứ vào các văn bản quy định của nhà nước để giúp HTX nhanh chóng hoàn thành các thủ tục pháp lý về đăng ký hoạt động. Trong đó, hai nội dung cơ bản của hỗ trợ thành lập mới HTX bao gồm:

- Tư vấn cho HTX: Mục đích của việc tư vấn là cung cấp cho HTX thêm các thông tin liên quan về luật pháp, chính sách, thị trường để giúp cho HTX đưa ra được quyết định có nên thành lập hay không? Và các thông tin liên quan khác: Nội dung, tình hình sản xuất kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mà HTX dự định thực hiện ở địa phương

- Hướng dẫn thủ tục thành lập HTXNN: Đây là bước thứ hai trong quá trình để HTX chính thức bắt đầu gia nhập vào thị trường, nhưng vô cùng quan trọng. Các văn bản pháp luật về quy trình thủ tục thành lập HTX tuy được công bố công khai đầy đủ thông qua các kênh thông tin điện tử, sách báo... nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai. Những rào càn cho việc thực hiện khiến cho người dân cảm thấy khó khăn khi họ phải làm đi làm lại nhiều lần, đi lại nhiều lần, tốn

kém nhiều chi phí và thời gian, công sức. Một số trong những nguyên nhân đó là do sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, sự phức tạp của hệ thống văn bản pháp luật. Vì vậy, cần hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông qua việc trực tiếp “dắt tay chỉ việc” hướng dẫn người làm thủ tục biết các quy định, các giấy tờ văn bản trước khi họ nộp hồ sơ chính thức đến cơ quan chức năng.

Thứ hai, thực hiện cải cách thủ tục cải cách hành chính, hỗ trợ HTX trong quy trình thực hiện đăng ký thành lập HTX

Việc thực hiện tập trung ở khâu xây dựng và hoàn thiện các đầu mối hỗ trợ HTX, áp dụng các tiến bộ công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực phục vụ cho công tác tư vấn, hướng dẫn và thực hiện đăng ký thành lập HTX.

1.2.2.2. Hỗ trợ tiếp cận đất đai, vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

HTXNN rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, vốn, đặc biệt là nguồn tín dụng. Để hỗ trợ HTX, chính quyền địa phương có thể có nhiều biện pháp, công cụ hỗ trợ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số hình thức hỗ trợ thông qua các kênh sau:

- HTX có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với HTXNN.

1.2.2.3. Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Hỗ trợ HTXNN có được đội ngũ nhân lực có chất lượng cả về tay nghề lẫn trình độ thông qua việc tổ chức triển khai các chương trình đào tạo đối với người lao động lẫn người quản lý. Tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị hội thảo được tổ chức thường xuyên tại Khoản b, Điều 4, Nghị định số

88/2005/NĐ-CP nêu rõ:

Các chức danh trong ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kiểm soát, kế toán trưởng khi tham gia bồi dưỡng được hỗ trợ tiền vé đi, vé về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ máy bay) từ trụ sở HTX đến cơ sở đào tạo; kinh phí mua tài liệu của chương trình khóa học; các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên; tham quan, khảo sát.

Đối với các chức danh HTXNN, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối ngoài được hỗ trợ theo quy định trên còn được hỗ trợ 50% chi phí ăn, ở theo mức quy định của cơ sở đào tạo,

Các chức danh HTX khi được HTX cử đi đào tạo (chính quy hoặc tại chức) tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề được hỗ trợ tối thiểu 50% tiền học phí theo quy định của trường, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tuổi không quá 40;

- Đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo; - Có quyết định cử đi học của Ban Quản trị;

- Cam kết bằng văn bản làm việc cho HTX ít nhất 05 năm sau khi tốt nghiệp. Nguồn kinh phí hỗ trợ các nội dung quy định trên được lấy từ ngân sách hàng năm của địa phương, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác.

Mức hỗ trợ, cơ chế Tài chính hỗ trợ các sáng lập viên, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX được quy định cụ thể tại Thông tư số 66/2006/TT- BTC ngày 17/7/2006 của Bộ Tài chính và sau này là Thông tư số 173/2012/TT-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Tài chính.

Ngày 10/10/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Tiếp đó, ngày 9/7/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 04/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định 151/2007/NĐ- CP. Hai văn bản này quy định rõ chính sách hỗ trợ thành lập mới tổ hợp tác

và chính sách đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng tổ hợp tác.

1.2.2.4. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới.

Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới cho các HTX, gồm: Hỗ trợ về giống, thuốc bảo vệ thực vật, thông tin, tập huấn, tư vấn, kinh phí cho ứng dụng kỹ thuật cho công nghệ mới.

Đây là nhiệm vụ quan trọng mang tính đột phá. Khoa học công nghệ là nguồn lực mang tính tri thức cao. Củng cố và phát triển nền khoa học công nghệ sẽ tạo bước thay đổi cho nền sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng cũng như khi phân tích về đặc điểm của HTXNN, tiềm lực về công nghệ hạn hẹp, chưa tạo ra những thay đổi mang tính căn bản, chủ yếu công nghệ của các tổ chức HTX hiện nay mang tính trung gian, lạc hậu. Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu, triển khai các dự án khoa học công nghệ gần như không có. Các HTXNN khó khăn vì vậy nên rất cần sự hỗ trợ của chính quyền về ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới.

1.2.2.5. Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường

Chính quyền địa phương hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường là việc làm cần thiết, góp phần giúp cho các HTXNN trên địa bàn quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và bạn hàng tiềm năng, từ đó, đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.

a) Nội dung hỗ trợ xục tiến, mở rộng thị trường

- Chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện cho HTX tiếp cận kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin về thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa,... Hỗ trợ HTX mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm.

- Có chính sách khuyến khích HTX tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho HTX khảo sát, học tập trao đổi, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài.

- Xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại, trực tiếp hỗ trợ HTX tìm kiếm thị trường cả ở trong và ngoài nước.

b) Nội dung hỗ trợ quảng bá thương hiệu

- Chính quyền địa phương trực tiếp hoặc thông qua các hiệp hội trợ giúp trưng bày, giới thiệu quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của HTX, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

- Khuyến khích các HTX tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước và quốc tế, ký kết hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước.

- Bảo trợ thương hiệu sản phẩm của HTX thông qua việc chứng nhận các tiêu chuẩn về đánh giá và truyền bá sản phẩm của HTX qua các kênh thông tin của các cơ quan quản lý trực tiếp trong ngành, lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w