Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ mới

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 64)

Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đối với HTXNN bước đầu đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn. Đặc biệt số hộ tham gia vào chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tập trung tại Sơn Giang và Sơn Tây. Lý do khi xây dựng mô hình sản xuất được lựa chọn trên nguyên tắc các vùng sản xuất tập trung, có điều kiện phù hợp để áp dụng. Năm 2019 Trung tâm phát triển cây trồng - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh đã triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 02 xã Sơn Giang và Sơn Tây mỗi xã 100ha vụ mùa 2019. Giống lúa được đưa vào áp dụng tại mô hình sản xuất là giống lúa bắc thơm số 7 kháng bạc lá. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua giống cấp cho các hộ nông dân trong vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, hỗ trợ 50% chi phí phòng trừ dịch bệnh theo thực tế (nếu có), hỗ trợ thông tin tuyên truyền trong thời gian 5 tháng với định mức hỗ trợ là 600.000 đồng/tháng, hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn kỹ thuật đối với các hộ nông dân.

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn huyện Hương Sơn năm 2021

TT Nội dung Quy mô (ha) Nhà nước hỗ trợ (%) Kinh phí hỗ trợ (nghìn đồng) Vốn đối ứng của dân (nghìn đồng) 1 Hỗ trợ giống 200 100 143.000 0 2 Thuốc bảo vệ thực vật 200 50 172.049 172.049 3

Công phun thuốc bảo vệ

thực vật 200 50 200.000 200.000 4 Chi phí thuê bình phun thuốc 50 30.000 30.000 5 Thông tin tuyên truyền 100 6.000 0 6 Kinh phí tập huấn 100 23.280 0

Tổng cộng 574.329 402.049

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hương Sơn, 2021)[32]

Qua bảng 2.11 cho thấy tổng kinh phí thực hiện mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2021 là 976.378.000 đồng trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ là 574.329.000 đồng, các hộ nông dân đối ứng nguồn kinh phí còn lại là 402.049 triệu đồng.

Trung tâm Phát triển cây trồng đã phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Sơn Giang, Hợp tác xã nông nghiệp Sơn Tây giới thiệu giống lúa mới Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa chất lượng cao, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cây trồng đối với các xã viên HTXNN tham gia trồng giống lúa mới trong khu vực mô hình. Nhà nước hỗ trợ 20.000 đồng/đại biểu tham dự hội nghị. Kết quả đã tập huấn cho 950 lượt người. Mặt khác, Trung tâm phát triển cây trồng đã cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình, hướng dẫn cán bộ hợp tác xã nông nghiệp Sơn Giang và hợp tác xã nông nghiệp Sơn Tây, nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, thời vụ sản xuất, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh, chủ động tưới tiêu, phòng chống thiên tai đảm bảo có hiệu quả để cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt các hộ nông dân tham gia mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao được tham gia hội nghị tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa hàng hóa, bảo quản, chế biến lúa, gạo nông sản sau thu hoạch.

Bảng 2.12: Đánh giá về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Chỉ tiêu Kỹ thuật canh tác mớiSố ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%)Phòng trừ sâu bệnh

1. Thời điểm tập huận chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Phù hợp 45 90 47 94

- Không phù hợp 5 10 3 6

2. Nội dung tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Phù hợp 41 82 46 92

- Không phù hợp 9 18 4 8

3. Phương pháp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Dễ hiểu 33 66 43 86

- Khó hiểu 17 34 7 14

4. Địa điểm tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Gần 50 100 50 100

- Xa - - - -

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Qua bảng 2.12 cho thấy có 90% các hộ được khảo sát đã trả lời rằng thời điểm tập huấn chuyển giao là hợp lý vì thời gian tổ chức được thực hiện lúc sau khi thu hoạch vụ xuân. Nội dung bài giảng được đánh giá là phù hợp và ứng dụng được

nhiều vào thực tế, đáp ứng được mong muốn của xã viên. Họ đều cho rằng kỹ thuật canh tác mới giúp biết được quy trình chăm sóc cây đạt hiệu quả cao. Giảng viên tập huấn cho các xã viên hợp tác xã nông nghiệp là cán bộ Viện cây lương thực và thực phẩm, đa số thành viên hợp tác xã đánh giá là chuyên nghiệp, phương pháp truyền tải nội dung dễ hiểu.

Tuy nhiên một số ít xã viên cho rằng phương pháp giảng dạy còn khó hiểu, điều này do trình độ của các xã viên khác nhau nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu các nội dung kiến thức tập huấn. Địa điểm các buổi tập huấn được tổ chức tại Ủy ban nhân dân xã Sơn Giang và Ủy ban nhân dân xã Sơn Tây nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại của các xã viên hợp tác xã. Qua điều tra 100% số xã viên cho rằng địa điểm tổ chức tập huấn là gần, phù hợp cho xã viên tham gia tuy nhiên do lớp tập huấn chuyển giao quá đông (như tại xã Sơn Giang 202 đại biểu/lớp và tại xã Sơn Tây 168 đại biểu/lớp) nên chưa đem lại hiệu quả cao. Mặt khác thời gian tổ chức tập huấn chỉ trong 01 ngày là quá ngắn.

Cuối năm 2021, UBND huyện đã chỉ đạo các HTXNN rà soát, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng đáp ứng tiêu chí được hưởng chế độ hỗ trợ của tỉnh đối với các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất. Năm 2021 UBND huyện đã tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các HTXNN xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả gồm mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau an toàn tổng dự toán dự kiến khoảng 2.000 triệu đồng. Một số HTXNN đang bước đầu được hưởng ưu đãi chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ.

Như vậy, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với hợp tác xã nông nghiệp bước đầu đã được triển khai thực thi trên địa bàn huyện và đã cho thấy kết quả rõ rệt. Điều này cho thấy đây là một chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w