Đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 101)

- Chính sách xoá nợ đối với Hợp tác xã

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều Nghị định về chính sách đối với HTX: hỗ trợ tài chính phục vụ công tác chuyển đổi HTX, các chế độ miễn giảm, khoanh nợ, xoá nợ đối với HTX. Nhưng trong thực tế còn nhiều vướng mắc, nhiều HTX chưa được xem xét xoá các khoản nợ của HTX nợ các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và thực tế HTX không có khả năng trả nợ. Thiết nghĩ, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành có liên quan phối hợp với địa phương xem xét kỹ từng trường hợp để xoá nợ từ năm 1996 về trước cho các Hợp tác xã và có phương án giảm vốn hoặc cấp bù cho các chủ nợ của HTX.

- Chính sách đầu tư tài chính hỗ trợ phát triển HTXNN

Vốn đầu tư cho HTX là vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Hầu hết các HTX không vay được vốn của ngân hàng; vốn các chương trình dự án thì đi thẳng đến nông hộ. Ngân sách các cấp đầu tư cho kinh tế, nông thôn chưa tương xứng và ngày càng giảm, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; đầu tư cho Hợp tác xã rất hạn chế. Trước đây, ở khu vực nông thôn đang có hai loại lãi suất cho vay là cho vay ưu đãi và cho vay thương mại theo quy định của lãi suất của nhà nước. Cho vay theo lãi suất thương mại thông qua các Ngân hàng thương mại do Nhà nước quy định mức lãi trần. Đây là nguồn cho vay chính ở địa bàn nông thôn. Do chí phí cho vay khác nhau và sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng nên lãi suất cho vay thực tế ở địa bàn đô thị thường thấp hơn trần tối đa quy định. Trong khi mức lãi suất này lại không đủ bù đắp chi phí và mức lợi nhuận hợp lý khi cho vay trên địa bàn nông thôn. Vì vậy các tổ chức tín dụng chưa tích cực huy động vốn để cho vay ở địa bàn nông thôn làm cho nhu cầu vốn quản lý kinh tế chưa đáp ứng đủ, nhất là vốn cho vay trung hạn, dài hạn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều gia đình xã viên phải đi vay bằng nhiều cách, kể cả bán “sản phẩm non” vay nặng lãi để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Do đó, đồng thời với việc tiếp tục cho vay ưu đãi, Đảng và Nhà nước đã cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động với nhiều hình thức đa dạng ở nông thôn với mức lãi suất thoả thuận và tạo thuận lợi về thủ tục cho vay đối với người sản xuất và các tổ chức ở nông thôn. Song trong thực tế còn nhiều bất cập, thủ tục vay vốn

rườm rà, thiết nghĩ, Chính phủ nên có cơ chế bảo đảm tiền cho vay đối với các Hợp tác xã thông thoáng hơn.

- Chính sách thuế

Việc miễn, giảm thuế sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và có điều kiện để các hộ xã viên, nông dân tích luỹ mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý ngành nghề dịch vụ. Do đó đề nghị Chính phủ tiếp tục có các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các HTX đặc biệt là các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và các Hợp tác xã thành lập mới.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài hỗ trợ phát triễn HTXNN trên địa bàn huyện Hương Sơn, tác giả luận văn đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã bao gồm tất cả những chính sách hướng vào mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò của HTX đối với sự phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Đồng thời, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ nông dân.

Thứ hai, về thực trạng hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; luận văn đã nêu được một số nội dung:

Công tác hỗ trợ thành lập mới HTXNN đã được các cấp chính quyền coi trọng, đã có nhiều hình thức tuyên truyền nhằm mục đích phổ biến các văn bản, chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN tới cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn huyện hiện nay chỉ có chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới được thực thi. Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được thực hiện khá hiệu kết quả 100% các đối tượng trong diện đào tạo đều tham gia đầy đủ. Tuy nhiên, đối tượng đào tạo đa phần đều quá tuổi so với quy định, nội dung đào tạo, bồi dưỡng tuy góp phần nâng cao nhận thức về hợp tác xã, nhưng chưa nâng cao được kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ chủ chốt hợp tác xã. Chính sách ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã bước đầu được thực thi và đem lại hiệu quả rõ rệt.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Qua việc đánh giá tình hình hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn huyện Hương Sơn, đề tài đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN trên địa bàn huyện gồm nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp cụ thể cho từng chính sách.

Vì sự phát triển của HTXNN cũng là sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có thể tin rằng, trong thời gian tới những giải pháp đưa ra và rất nhiều các giải pháp khác mà nhiều đề tài có liên quan, nếu có thể được nghiên cứu tính khả thi và đưa vào áp dụng sẽ là hỗ trợ mạnh mẽ cho các HTXNN trên địa bàn huyện Hương Sơn nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Do năng lực và hiểu biết còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các độc giả quan tâm đến đề tài này để tác giả bổ sung, hoàn thiện thêm vào nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1996), Chỉ thị số 68-CT/TW, về việc quản lý kinh tế hợp tác trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2006), Qui định số 164-QĐ/TW, qui định chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, (gọi chung là hợp tác xã).

3. Bộ Kinh tế và quản lý nông thôn và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản –JICA (2000), Giới thiệu kinh nghiệm quản lý Hợp tác xã Nhật bản, Nxb Kinh tế, Hà Nội.

4. Chính phủ (1997) Nghị định số 02, về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

5. Chính phủ (1997) Nghị định số 16, về chuyển đổi, đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

6. Chính phủ (1997), Nghị định 43/CP ngày 29/4 về ban hành Điều lệ mẫu Hợp tác xã, Hà Nội.

7. Chính phủ (1997), Nghị định số 15, về chính sách khuyến khích quản lý hợp tác xã.

8. Chính phủ (1999), Nghị định số 51, qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định số 35 ngày 29/3/2002, sửa đổi bổ sung danh mục, A,B,C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 51/CP.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam với phòng trào hợp tác xã (2004), tập 1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam với phòng trào hợp tác xã (2005) tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Thơ”, Nghiên cứu kinh tế (số 7), tr. 25-35.

13. Hà Đăng (2004), Đi lên từ sản xuất nhỏ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Huyện uỷ Hương Sơn (2019): Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đổi mới,

phát triển kinh tế tập thể (2010-2019), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2000-2005).Hà Tĩnh

15. Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong kinh tế Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Lê Thị Minh Châu (2003), “Nghị về định hướng và giải pháp quản lý kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại đến năm 2010”, Thương mại, (số 13) tr. 2-3.

17. Lê Trọng (2001), Kinh tế hợp tác của nông dân trong nền kinh tế thị trường, Nxb Văn hoá - dân tộc, Hà Nội.

18. Lê Văn Chiến (2007), “Phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

19. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2005), Báo cáo của Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khóa II tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ ba, Hà Nội.

20. Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tình hình quản lý HTX sau 20 năm đổi mới trên địa bàn tỉnh 1997- 2021.

21. Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong kinh tế nông thôn, Nxb Kinh tế, Hà Nội.

22. Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về quản lý kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Lưu Văn Tiền (2000), Quản lý kinh tế kinh tế Hợp tác xãở tỉnh Vĩnh Long,

Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

24. Mai Công Hoà (2002), “Thực trạng và xu hướng quản lý các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở nước ta hiện nay”, Báo nhân dân, tr. 2.

HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

26. Nguyễn Đạt (2002), Nâng cao chất lượng, hiệu quả đổi mới các Hợp tác xã ở Quảng Ninh, Tư tưởng văn hoá (số 5), tr. 43-46.

27. Nguyễn Huy Oánh (2005), "Tìm hiểu quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể", Thông tin những vấn đề Kinh tế chính trị học, (4).

28. Nguyễn Thanh Đức (2014), “Phát triển HTXNN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sỹ khoa Quản lý kinh tế, đại học Thương Mại Hà Nội.

29. Nguyễn Thanh Hà (2000), Kinh tế hợp tác trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Bích (1997), Quản lý và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã, NXB chính trị quốc gia.

31. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác - hợp tác xã ở Việt Nam, thực trạng và định hướng quản lý, Nxb Kinh tế, Hà Nội. 32. Niên giám thống kê huyện Hương Sơn năm 2019, 2020, 16 NXB thống kê,

Hà Nội.

33. Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ và tập thể tác giả (2002),

Kinh tế hợp tác trong kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB chính trị quốc gia. 34. Phan Đức Cường (2006), Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm

quản lý các HTXNN trên địa bàn tỉnh Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

35. Phòng NN&PTNN huyện Hương Sơn (2021), Báo cáo kết quả Đổi mới phương thức hoạt động các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà tĩnh.

36. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện (2021), Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế tập thể, 2021, Hà Tĩnh.

, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Thủ tướng chính phủ (2005), Phê duyệt kế hoạch quản lý kinh tế tập thể 5 năm (2006- 2010).

39. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2005), Nghị quyết số 09 của Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới, quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm 2010; Báo cáo tổng kết 5 năm tình hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã của Ban Kinh tế Tỉnh uỷ.

40. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh (2010), Báo cáo chính trị trình đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2019), Hà Tĩnh

41. Trần Ngọc Dũng (2003), “Vai trò của pháp luật với sự quản lý của hợp tác xã”, Tạp chí luật học (số 01), tr. 9-12.

42. Trần Văn Tuấn (2013) “Vai trò hỗ trợ của liên minh HTX tỉnh Lai Châu trong phát triển HTXNN”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

43. UBND huyện Hương Sơn (2010), kế hoạch quản lý khu vực kinh tế tập thể 5 năm giai đoạn 2010 - 2019.

44. UBND huyện Hương Sơn (2021), Kế hoạch quản lý kinh tế tập thể năm 2021 huyện Hương Sơn.

45. Viện Quản lý kinh tế Trung ương (1997), Tài liệu tập huấn hợp tác xã. 46. Viện Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Kinh nghiệm hoạt động của một

số hợp tác xã sau sáu năm thực hiện Luật hợp tác xã ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Võ Văn Tân (2005), Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Đối tượng: Cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý kinh tế HTX, các hộ thành viên HTX trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Kính gửi: Ông (Bà)……… Chức vụ: …..……….. Trình độ chuyên môn:………. Đơn vị công tác:……… Tên tôi là : Lớp :

Trường : Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội Để có thông tin nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý vị. Kính mong ông (bà) giúp đở trả lời một sô câu hỏi dưới dây. Thông tin thu thập được từ phiếu điều tra này sẽ được giữ kín, không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài sử dụng làm tài liệu cho luận Văn thạc sĩ của tôi. Các câu hỏi không có câu trả lời là đúng hoặc sai mà được đánh giá dựa trên mức độ phù hợp đánh dấu x vào phàn trả lời thích hợp trong bảng..

1.Đánh giá của đồng chí về các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho xã viên?

Chỉ tiêu Ý kiến

1. Thời gian tập huấn

- Phù hợp

- Không phù hợp

2. Địa điểm tập huấn

- Xa - Hợp lý

3. Phương pháp giảng dạy

- Dễ hiểu - Khó hiểu

4. Chế độ hỗ trợ

- Thấp - Phù hợp

2. Ðánh giá cúa đồng chí về Đánh giá về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật?

Chỉ tiêu

Kỹ thuật canh tác mới Phòng trừ sâu bệnh

Ý kiến Ý kiến

1. Thời điểm tập huận chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Phù hợp

- Không phù hợp

2. Nội dung tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Phù hợp

- Không phù hợp

3. Phương pháp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Dễ hiểu - Khó hiểu

4. Địa điểm tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật

- Gần

- Xa -

3. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về tầm quan trọng cũng như nội dung của đào tạo, bồi dưỡng đối với đối với cán bộ quản lý HTXNN?

4. Ðánh giá cùa ông đồng chí về nhận thức của đối tượng cán bộ quản lý kinh tế HTX trên địa bàn huyện Hương Sơn:

Rất tốt Tốt

Một phần của tài liệu Luận văn hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp của chính quyền huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 88 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w